Cần phải hiểu biết sâu sắc hơn về cán cân thương mại. Ảnh: N.K |
Với việc Tổng thống đắc cử Donald Trump nhậm chức vào tháng 1-2025, thương mại toàn cầu đang đứng trước những thay đổi lớn, đặc biệt đối với các quốc gia có thặng dư tài khoản vãng lai lớn với Mỹ như Việt Nam. Trong nhiệm kỳ đầu tiên, Tổng thống Donald Trump đã thực hiện chương trình nghị sự “Nước Mỹ trước hết” bằng cách phát động cuộc chiến thương mại với Trung Quốc, quốc gia có thặng dư thương mại lớn nhất với Mỹ vào lúc đó. Trong chiến dịch tranh cử tổng thống gần đây nhất, ông Trump đã tái khẳng định cam kết với cách tiếp cận này, hứa sẽ áp đặt mức thuế tối thiểu 60% đối với hàng hóa từ Trung Quốc và 10-20% đối với hàng hóa từ các nước khác. Trước khi nhậm chức, ông Trump đã báo hiệu kế hoạch tăng thuế đối với hàng nhập khẩu từ Canada và Mexico thêm 25% và tăng thuế đối với hàng nhập khẩu từ Trung Quốc thêm 10%.
Ngày 26-11-2014, ông Trump đã đề cử ông Jamieson Greer làm đại diện thương mại. Ông Greer từng làm chánh văn phòng cho ông Robert Lighthizer là đại diện thương mại trước đây dưới thời Trump 1.0 và là người ủng hộ chính sách “bảo hộ” qua hàng rào quan thuế. Ông Trump bình luận: “Jamieson sẽ tập trung vào việc kiểm soát thâm hụt thương mại khổng lồ của Mỹ... Ông ta đã đóng vai trò quan trọng trong nhiệm kỳ đầu tiên của tôi trong việc áp thuế đối với Trung Quốc và các nước khác để chống lại các hoạt động thương mại không công bằng, và thay thế thỏa thuận NAFTA đã thất bại bằng USMCA, do đó mang lại lợi ích tốt hơn nhiều cho người lao động Mỹ”.
Chính sách thương mại của Mỹ dưới thời Trump 1.0
Chính sách thương mại chính của Mỹ trong thời kỳ Trump 1.0 nhắm vào Trung Quốc. Cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung chính thức bắt đầu vào năm 2018, mặc dù nguồn gốc của nó đến từ những căng thẳng kinh tế lâu dài giữa hai nước. Mỹ đã nhiều lần chỉ trích chính sách thương mại của Trung Quốc, bao gồm cáo buộc về việc đánh cắp sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ bắt buộc và trợ cấp nhà nước. Ngược lại, Trung Quốc coi những cáo buộc này là nỗ lực kiềm chế sự trỗi dậy của họ và để duy trì quyền bá chủ của Mỹ trên thị trường toàn cầu. Việc chính quyền Trump đưa ra các mức thuế toàn diện đối với hàng hóa Trung Quốc vào năm 2018 đánh dấu một bước ngoặt trong những căng thẳng này, khởi đầu cho một loạt biện pháp trả đũa có ảnh hưởng đến nền kinh tế toàn cầu, như tác giả đã đề cập trong một bài viết khác.
Việt Nam nên đối thoại với chính quyền Mỹ để làm rõ bản chất thực sự của thặng dư thương mại. Cần nhấn mạnh rằng con số thặng dư thương mại hiện nay phản ánh đóng góp của các quốc gia khác, bao gồm cả Mỹ, và cho thấy rõ ràng là Việt Nam chỉ giữ lại một phần giá trị gia tăng cho mỗi đô la hàng xuất khẩu. |
Các mức thuế, ban đầu tập trung vào các ngành công nghiệp Trung Quốc cụ thể, nhanh chóng mở rộng để bao gồm hầu như tất cả thương mại song phương giữa hai nước. Đến năm 2019, thuế suất trung bình của Mỹ đối với hàng nhập khẩu từ Trung Quốc đã tăng lên mức 19,3%, từ mức 3,1% năm 2018, trong khi thuế của Trung Quốc đối với hàng nhập khẩu từ Mỹ tăng từ 8% lên 21,1%. Mặc dù hai bên đã ký thỏa thuận thương mại “Giai đoạn 1” vào đầu năm 2020, những căng thẳng cơ bản vẫn tiếp tục tồn tại. Chính quyền sau đó của Tổng thống Joe Biden đã duy trì các chính sách thương mại của ông Trump và tăng cường chúng hơn nữa thông qua các quyết định hạn chế xuất khẩu hàng hóa của Mỹ trong những ngành công nghiệp cao. Những leo thang gần đây dưới thời chính quyền Biden, bao gồm thuế mới đối với xe điện và chất bán dẫn của Trung Quốc, chứng tỏ bản chất lâu dài của cuộc xung đột.
Tác động kinh tế của những biện pháp này rất sâu sắc. Tỷ trọng nhập khẩu của Mỹ từ Trung Quốc giảm từ 21,6% năm 2017 xuống 13,7% năm 2023, mức thấp nhất kể từ năm 2005. Các đối tác thương mại khác, đặc biệt là Ấn Độ và các nước ASEAN như Việt Nam và Malaysia, đã được hưởng lợi từ sự thay đổi này. Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Trung Quốc cũng giảm mạnh, từ hơn 100 tỉ đô la Mỹ năm 2018 xuống còn 6 tỉ đô la Mỹ trong nửa đầu năm 2022. Trong khi Mỹ chỉ chịu những tổn thất phúc lợi kinh tế rất ít, các mức thuế đã phá vỡ chuỗi cung ứng toàn cầu và định hình lại các mô hình thương mại quốc tế, tạo cơ hội cho một số nước đang phát triển trong khi tăng thêm thách thức cho những nước khác.
Thặng dư thương mại ngày càng tăng của Việt Nam với Mỹ: có tiếng mà không có miếng
Đến năm 2023, thâm hụt thương mại của Mỹ với Trung Quốc đã giảm đáng kể, từ 318 tỉ đô la Mỹ năm 2014 xuống còn 252 tỉ đô la Mỹ. Ngược lại, Việt Nam nổi lên là một trong ba nước có thặng dư thương mại lớn nhất với Mỹ (hình 1), và tính theo đầu người, thặng dư của Việt Nam là cao nhất.
|
Hình 2 cho ta thấy trong 10 năm qua, thâm hụt thương mại giữa Mỹ và Việt Nam đã tăng rất nhanh, nhất là trong thời gian sau khi cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung bắt đầu vào năm 2018. Ngày 18-11-2024, báo Financial Times có bài bình luận về việc “Tại sao Việt Nam có nguy cơ trở thành kẻ thua cuộc lớn vì thuế quan của Donald Trump?” (Why Vietnam risks ending up a big looser from Donald Trump’s tariffs?). Bài này cũng nói là thâm hụt thương mại của Mỹ với Việt Nam “đã tăng vọt từ thương chiến Mỹ - Trung”.
Nếu dùng những con số này chừng ba mươi năm trước, khi mà các chuỗi giá trị toàn cầu (global value chains, GVC) chưa ra đời, thì đúng là Việt Nam đang có thặng dư thương mại lớn với Mỹ thật. Nhưng ngày nay, khi phần lớn hàng xuất khẩu của Việt Nam được sản xuất từ các doanh nghiệp phi quốc gia, thì dùng những con số này là sai vì chúng đã thổi phồng thặng dư thương mại, và Việt Nam lâm vào trường hợp “có tiếng mà không có miếng” như sẽ được giải thích dưới đây.
Lấy ví dụ một chiếc điện thoại thông minh được lắp ráp tại Việt Nam và xuất khẩu với giá 100 đô la. Các yếu tố sản xuất của Việt Nam, chẳng hạn như lương công nhân, tiền vốn... chỉ chiếm khoảng 10% giá trị của chiếc điện thoại. 90% còn lại bao gồm các linh kiện nhập khẩu từ các nước như Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc và Mỹ. Tuy nhiên, thống kê thương mại ghi nhận toàn bộ 100 đô la là xuất khẩu từ Việt Nam. Điều này xảy ra vì điện thoại được sản xuất bởi một doanh nghiệp FDI (chẳng hạn như Samsung) và chỉ dùng nhân công Việt Nam để lắp ráp các linh kiện được đem từ nước ngoài vào. Trong trường hợp điện thoại được sản xuất hoàn toàn bởi các doanh nghiệp trong nước, như trường hợp của Nhật Bản và Hàn Quốc mấy chục năm trước đây, khi GVC chưa xuất hiện, thì lúc đó giá trị xuất khẩu và giá trị gia tăng mới ngang nhau.
Năm 2023, các tài liệu của Mỹ cho thấy Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ 115,8 tỉ đô la, trong khi giá trị gia tăng (tức là giá trị để tính vào GDP của Việt Nam) của việc xuất khẩu này thấp hơn nhiều, khoảng 33 tỉ đô la theo ước tính của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD).
Kịch bản xấu nhất có thể xảy ra nếu chủ nghĩa bảo hộ gia tăng từ Mỹ và các đồng minh khiến Trung Quốc chuyển hướng xuất khẩu thặng dư sang các nước đang phát triển, nhất là sang Việt Nam vì vị trí thuận tiện. |
Sự chênh lệch này cho ta thấy cần phải hiểu biết sâu sắc hơn về cán cân thương mại. Các nền kinh tế phát triển thường có giá trị gia tăng rất cao cho mỗi đô la xuất khẩu: các nước trong OECD như Mỹ, châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc trung bình có giá trị gia tăng đạt 92,6% của xuất khẩu so với 52% của Việt Nam. Như vậy, GVC đã thổi phồng số liệu xuất khẩu (và cán cân thương mại) của các nước đang phát triển như Việt Nam trong khi làm giảm thiểu số liệu xuất khẩu của các nền kinh tế phát triển trong OECD.
Sự phụ thuộc của Việt Nam vào các giai đoạn lắp ráp có giá trị gia tăng thấp đã làm rõ sự quan trọng của các chính sách để nâng cao năng suất và năng lực công nghiệp trong nước. Để trở thành một nước phát triển, Việt Nam phải tập trung vào việc nâng cao năng suất của các doanh nghiệp trong nước bằng cách tích hợp chúng vào GVC. Chính phủ cần phải giúp nỗ lực này thông qua hỗ trợ tài chính và kỹ thuật. Thu hút thêm vốn FDI sẽ giúp tạo công ăn việc làm trong ngắn hạn nhưng sẽ không giúp phát triển kinh tế về lâu về dài nếu các doanh nghiệp FDI chỉ tập trung vào việc tận dụng lao động giá rẻ của Việt Nam để lắp ráp hàng tiêu dùng xuất khẩu.
Chính sách thương mại của Mỹ trong thời kỳ Trump 2.0
Các chính sách thương mại của Tổng thống đắc cử Donald Trump cho nhiệm kỳ thứ hai sẽ đẩy mạnh chủ nghĩa bảo hộ. Các đề xuất chính có thể bao gồm:
- Tăng thuế: Ông Trump đã đề xuất mức thuế chung 10% đối với tất cả hàng nhập khẩu, cùng với việc tăng thuế rất cao đối với hàng từ Trung Quốc, có thể lên tới 60%. Cách tiếp cận này nhằm giải quyết sự mất cân bằng thương mại và bảo vệ ngành sản xuất của Mỹ nhưng có nguy cơ làm leo thang căng thẳng với Trung Quốc và các đối tác thương mại khác.
- Thúc đẩy lập pháp: Với sự kiểm soát của Đảng Cộng hòa tại Quốc hội, ông Trump có vị thế tốt hơn để thông qua các biện pháp như Đạo luật Thương mại có đi có lại, cho phép áp dụng thuế trả đũa đối với các nước có thuế suất cao hơn đối với hàng hóa Mỹ. Ông Trump cũng có thể quyết định tăng cường chính sách công nghiệp hiện đang được thực hiện thông qua Đạo luật CHIPS và Khoa học (2022), Đạo luật Giảm lạm phát (IRA) (2022) và Đạo luật Đầu tư cơ sở hạ tầng và việc làm (2021). Các đạo luật này ra đời dưới thời ông Biden nhằm tăng cường khả năng phục hồi kinh tế, vai trò lãnh đạo công nghệ và tính bền vững môi trường của Mỹ.
- Chiến lược thương mại rộng hơn: Chiến lược thương mại rộng hơn của ông Trump có thể bao gồm việc loại bỏ quy chế tối huệ quốc (MFN) của Trung Quốc, điều này sẽ cho phép Mỹ áp đặt thuế phân biệt đối xử đối với hàng hóa Trung Quốc mà không cần tuân thủ các quy tắc của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Ông Trump cũng đã bày tỏ ý định loại bỏ dần việc nhập khẩu tất cả mặt hàng thiết yếu từ Trung Quốc trong bốn năm, điều này có thể dẫn đến những thay đổi đáng kể trong chuỗi cung ứng và tăng chi phí cho người tiêu dùng Mỹ.
Mặc dù nhiều sự chú ý đang hướng vào Trung Quốc, các chính sách của ông Trump có khả năng ảnh hưởng đến các nước đang phát triển khác, nhất là Việt Nam. Các mức thuế phổ quát được đề xuất có thể có tác động rộng rãi đối với các nước xuất khẩu hàng hóa sang Mỹ. Các nước này cần tham gia đối thoại chính sách với các cơ quan chức năng của Mỹ để đảm bảo không có hiểu lầm nào về các con số hoặc trong thực hành thương mại và/hoặc thao túng tiền tệ. Ví dụ, trong trường hợp của Việt Nam, thâm hụt thương mại (xuất khẩu trừ nhập khẩu) là một chỉ số dễ gây hiểu lầm như đã giải thích ở trên.
Chính sách của Việt Nam để ứng phó với môi trường thương mại mới
Việt Nam sẽ phải đối mặt với sự giám sát chặt chẽ từ chính quyền của ông Trump về xuất khẩu và thặng dư thương mại với Mỹ. Tuy nhiên, nếu Việt Nam không bị liệt vào danh sách “các quốc gia vi phạm thương mại tồi tệ nhất” và chịu các biện pháp đặc biệt, năng lực cạnh tranh của Việt Nam sẽ ít bị ảnh hưởng bởi mức thuế 10% mới, đồng loạt của ông Trump, vì mức thuế này sẽ tác động đều lên tất cả đối thủ cạnh tranh.
Tuy vậy, Việt Nam vẫn có nguy cơ bị gắn mác là “quốc gia vi phạm thương mại tồi tệ nhất” vì một số lý do:
Thứ nhất, thặng dư thương mại của Việt Nam với Mỹ đã tăng đến hơn 100 tỉ đô la trong những năm qua, đưa Việt Nam vào nhóm ba quốc gia có thặng dư thương mại lớn nhất với Mỹ.
Thứ hai, chính quyền Trump, giống như các chính quyền trước đó, có thể nghi ngờ rằng Việt Nam đang bị Trung Quốc sử dụng làm nơi trung chuyển (trans-shipment) để lách thuế và đưa hàng xuất khẩu từ Trung Quốc vào Mỹ, như trường hợp của mặt hàng thép và pin mặt trời trước đây.
Thứ ba, mặc dù nền ngoại giao khéo léo của Việt Nam trong việc cân bằng quan hệ Mỹ - Trung có thể giúp quản lý một phần thâm hụt thương mại, nhưng đến một mức nào đó, lợi ích kinh tế có khả năng sẽ được ưu tiên hơn so với các cân nhắc chính trị.
Ngày 11-12-2023, ba nghị sĩ Mỹ là JD Vance, Josh Hawley và Tom Scott đã gửi một lá thư cho Bộ trưởng Thương mại Mỹ Gina Raymondo để phản đối việc xem xét xếp Việt Nam theo nền kinh tế thị trường. Trong thư đó, họ đã viết:
“Bộ Thương mại có thể tin rằng việc cấp một nhượng bộ như vậy (xếp Việt Nam theo nền kinh tế thị trường) có thể đưa Việt Nam đến gần Mỹ hơn, nhưng lẽ thường lại cho thấy điều ngược lại. Việt Nam có chung đường biên giới dài 806 dặm và có lịch sử khó khăn với Trung Quốc. Các nhượng bộ thương mại khó có thể thay đổi đáng kể tính toán chiến lược của Việt Nam trong khu vực... Thật vậy, Việt Nam đã được hưởng thặng dư thương mại hàng năm là 114 tỉ đô la - thặng dư lớn thứ ba của bất kỳ nước nào với Mỹ - tuy nhiên, Việt Nam vẫn tích cực hợp tác với Trung Quốc và là một trong những nguồn hàng hóa Trung Quốc trung chuyển lớn nhất”.
Vừa qua, ông Vance đã trở thành Phó tổng thống đắc cử của Mỹ. Ông Trump cũng từng gọi Việt Nam là “kẻ lạm dụng tồi tệ nhất” của hệ thống thương mại toàn cầu vào năm 2019, khi thặng dư thương mại hàng năm của Việt Nam với Mỹ chỉ là 55,8 tỉ đô la. Năm 2022, con số này đã tăng lên 114 tỉ đô la và năm 2023 là 103 tỉ đô la. Như vậy sẽ không lạ gì khi Việt Nam tiếp tục bị chú ý.
Để ứng phó với những thách thức này, Việt Nam cần có các bước đi chủ động:
Thứ nhất, Việt Nam nên đối thoại với chính quyền Mỹ để làm rõ bản chất thực sự của thặng dư thương mại, như bài báo này đã giải thích ở trên. Cần nhấn mạnh rằng con số thặng dư thương mại này phản ánh đóng góp của các quốc gia khác, bao gồm cả Mỹ, và cho thấy rõ ràng là Việt Nam chỉ giữ lại một phần giá trị gia tăng cho mỗi đô la hàng xuất khẩu.
Thứ hai, Việt Nam cần chứng minh nỗ lực ngăn chặn các quốc gia thứ ba lợi dụng cơ sở sản xuất của mình để làm nơi trung chuyển tái xuất khẩu hàng hóa sang Mỹ.
Thứ ba, Việt Nam cần tăng nhập khẩu từ Mỹ, tập trung vào các sản phẩm công nghệ cao và nguyên liệu thô phục vụ sản xuất trong nước.
Mối lo quan hệ thương mại với Trung Quốc
Một vấn đề khó khăn hơn nằm ở quan hệ thương mại với Trung Quốc. Năm 2023, Trung Quốc xuất khẩu khoảng 3.200 tỉ đô la hàng hóa, với khoảng một nửa dành cho các nền kinh tế phát triển và nửa còn lại cho các thị trường đang phát triển.
Kịch bản xấu nhất có thể xảy ra nếu chủ nghĩa bảo hộ gia tăng từ Mỹ và các đồng minh khiến Trung Quốc chuyển hướng xuất khẩu thặng dư sang các nước đang phát triển, nhất là sang Việt Nam vì vị trí thuận tiện. Lượng hàng hóa giá rẻ của Trung Quốc tràn vào thị trường nội địa sẽ làm điêu đứng các ngành công nghiệp trong nước, làm chệch hướng nỗ lực công nghiệp hóa và dẫn đến thất nghiệp tăng cao. Ví dụ, nguồn cung dư thừa hàng dệt may giá rẻ của Trung Quốc có thể làm suy yếu các nhà sản xuất may mặc ở Việt Nam hay Bangladesh, trong khi sự gián đoạn tương tự trong ngành điện tử có thể gây thiệt hại cho Việt Nam và Malaysia. Những rối loạn kinh tế như vậy có khả năng mang lại hậu quả xã hội và chính trị rất lớn.
Triển vọng kinh tế của Trung Quốc càng làm bức tranh phức tạp hơn. Đến cuối năm 2024, Trung Quốc đang đối mặt với tăng trưởng kinh tế chậm, thất nghiệp gia tăng, sự sụp đổ của lĩnh vực bất động sản và lực lượng lao động già hóa. Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) dự báo tăng trưởng GDP của Trung Quốc từ năm 2025-2029 ở mức 4-4,5% mỗi năm. Để hồi sinh nền kinh tế, Trung Quốc đã chuyển trọng tâm sang các ngành công nghiệp công nghệ cao. Tuy nhiên, thách thức lớn là tìm thị trường xuất khẩu cho các sản phẩm này, vì tiêu dùng nội địa không thể hấp thụ lượng sản phẩm tăng thêm. Để ngăn chặn thất nghiệp gia tăng, Trung Quốc phải xuất khẩu lượng dư thừa này, tận dụng chi phí sản xuất thấp hơn nhờ các khoản trợ cấp và hệ sinh thái sản xuất hiệu quả.
Trong bối cảnh phức tạp này, Việt Nam cần áp dụng các chiến lược chủ động để giảm thiểu rủi ro và nắm bắt cơ hội. Chủ nghĩa bảo hộ chiến lược đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ các ngành công nghiệp trong nước. Qua cách bảo hộ có chọn lọc ở các lĩnh vực then chốt, các nước đang phát triển có thể đẩy mạnh nền tảng công nghiệp của mình trong khi dần dần hội nhập vào GVC. Tuy nhiên, các biện pháp này cần tuân thủ các quy định của WTO để tránh kích hoạt các hành động trả đũa thương mại. Ví dụ, WTO cho phép áp dụng “các biện pháp đối kháng”, tức là các biện pháp thương mại, chẳng hạn như tăng thuế quan, nhằm bù đắp tác động của hàng nhập khẩu được trợ cấp đã gây thiệt hại cho ngành công nghiệp trong nước.
Chính phủ, thông qua các tổ chức như Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), có thể hỗ trợ khu vực tư nhân hiểu rõ quy trình điều tra áp thuế đối kháng (countervailing duties, hay CVD), bao gồm việc thu thập bằng chứng về trợ cấp của các nước khác trong xuất khẩu của họ và thiệt hại gây ra cho doanh nghiệp trong nước. Việt Nam cần chủ động sử dụng mọi công cụ có sẵn để bảo vệ các ngành công nghiệp trong nước. Một khi các ngành công nghiệp này biến mất, chúng sẽ không thể phục hồi. Không kém phần quan trọng là việc đầu tư vào đa dạng hóa kinh tế và đổi mới sáng tạo. Bằng cách tiến lên trong chuỗi giá trị và phát triển các năng lực độc đáo, Việt Nam có thể nâng cao khả năng cạnh tranh và sức chống chịu trước các cú sốc từ bên ngoài.
Tăng cường hội nhập khu vực cũng là một cách tiếp cận, khi các nền tảng như ASEAN có thể thúc đẩy thương mại nội khối, giảm sự phụ thuộc vào các thị trường bên ngoài và tăng cường sức mạnh thương lượng tập thể. Tương tự, hợp tác “South-South” có thể tạo ra các mạng lưới thương mại và đầu tư thay thế, thúc đẩy sự tự chủ kinh tế giữa các nước đang phát triển.
Việt Nam cần đầu tư dài hạn vào giáo dục và nghiên cứu phát triển (R&D) trong chiến lược phát triển về lâu dài. Phát triển các kỹ năng tiên tiến và thúc đẩy đổi mới công nghệ sẽ giúp Việt Nam xác định vị trí so với các đối tác cạnh tranh trong nền kinh tế toàn cầu. Đầu tư vào cơ sở hạ tầng, đặc biệt là trong các mạng lưới kỹ thuật số và logistics, cũng rất cần thiết để thúc đẩy thương mại và tăng trưởng công nghiệp.
Kết luận
Tóm lại, Việt Nam cần duy trì sự linh hoạt và tầm nhìn xa trước những bất định thương mại sẽ xảy ra trong những năm tới. Xây dựng khả năng chống chịu kinh tế bằng cách giúp đỡ các doanh nghiệp trong nước, thúc đẩy hợp tác khu vực và đẩy mạnh công nghiệp hóa là những yếu tố sống còn để điều hướng các động lực thay đổi của thương mại toàn cầu. Việc cân bằng giữa nhu cầu bảo vệ các ngành công nghiệp trong nước trong ngắn hạn với mục tiêu dài hạn là duy trì khả năng cạnh tranh quốc tế sẽ là chìa khóa. Dù những thách thức rất lớn, nhưng đây cũng là cơ hội để Việt Nam định hình lại quỹ đạo kinh tế và củng cố vị thế của mình trong nền kinh tế toàn cầu đang thay đổi.
TS. Đinh Trường Hinh
TBKTSG
Trang chủTổng hợp thị trườngThị trường HSXThị trường HNXThị trường UPCOMTin tức mới nhấtTin tức phổ biếnTin tức chứng khoánTin tức tài chính & ngân hàngTin tức bất động sảnTin tức kinh tế vĩ môTin tức doanh nghiệpTin tức thế giớiTin tức từ cộng độngWatchlistPortfolioPhân tích kỹ thuậtBảng giáCổ phiếu A-ZLọc cổ phiếuPhái sinh & Chứng quyềnCảnh báoTổng hợp thống kê thị trườngCổ phiếu trọng yếuCập nhật kết quả kinh doanhBáo cáo & DownloadTổng hợp báo cáo phân tích quýVNINDEXVN30VNXALLSHAREHNXINDEXHNX30UPINDEXCMVFUCTVGF3SHCVC5BGWCSVCQTSAMDBTKTCTB8SJMVLASBVBMVHPDVDTNDTTBTPFLVTCCPASD7EBSNACNSGBHITC6VIEDTDBCOKIPBLTHTESDUHPGCVNVCTFUCTVGF4PDVKCBHDANTCDNPDSGVRGVCXSCSPSWMACHESVMCMTABFCDHDBVGVTEVFGRYGDDHTCHDMSTNCMIMCBINTHSJSFBAUSDETFNHHHPPTMSHCMDPCVHFDNDSPVVTJVCABTGPPYXDCCTDMWGPSCPMBDLTVCMBWEABIMMLPGCPLEHTISSGVNFTHGMSRND2MTGVHGVREHVXRBCSTSPPSBCRICGDPMVPGDVCTHPQNWQCGILBCSCPTCTS3DCHMH3NBBPVTNHPCQNHNPC22SSICI5VLBHMGFGLABRBBCARMSALMLCGCBBCEPOMSBSMCFBVSVPWL61CNGMVCLAFBHAELCTV3AMDHIICTWSIICTRSKNVNMRCLRTBX77LKWPPIVNCSBTGMXACLNS2HSMD2DDTAS12QSPHRTTNSTFCTKASBLHU3FPTSPMCCCHBDHMCGABLAIVMDMGCSGTPSLSDDLDWDDMTMBVDLTRCMBNFLCLBMHPHVESAFABTTMPIFSIDCFTSASAPV2E12HGWVTOBBTVPBMTXPCHCKVCADMNBGDATMTNAVHHNLSSTNMABSTARALVHVAILSNAFMHCSCGS4ASDJDTLBMJXHCCTCFUESSV30HT1HNFCFMDXSVIBLNCLDPISTRALSMTVMSTQWBIIPXCDHTCLHSCJCIIVCESBHLIGDC1MGGPTHUICPOBCIPMECTVGVHMPTTSDYHAPNDFPSIMIEL43RCDDSTEMGUCTNBWLMHC4GKGMITDFBCSSCLGLTRTHATTHDTSATL4ISGNDXPBCHANUDLSGCSFIKBCSCYHIGTPSHDWVSISD1TW3DP1X26CPIB82TVNVDBLHCBLITSGDHBSABTABVNLATGQTPSSFUPCS74DSDLMIHFCASMS96MESHSIHU1XMPMTPDGWVGGVTPDAHAAHX20SCODOCM10VCWTLPMTLBELPCGMZGHLRICIDOPCDNBTUTR1HD2CNAHTCBTTSEABWATNHFCSLCDTTZEVGHPIGLTFUESSV50RDPDNECDPTUGLGMPTEHLTHJCEVEDASGMHTISTAWTCKMTSDCTACCVPSEINPTBTANVTSDAGNHCEIBVTLPMWPHRPMCNTLLASHRCVICTHNPHCPOWSFNGDTTDWAAATMCIBDPTSTCTTKGFHSCLMFUCVREITDSPSD9BTHVTGIPAVGSLICBRSFHNPDNPXML45SNCHEPCNNDTKTCDPXLOCHLGCVCGD17IJCTIESEPVDPTA6VE1VGPIVSSPBBMDRICCDOCSTCIDST8SEBMVNTALMEFTVHVABPSPTSBFUCTVGF5BMFTNBSSMVVNHHPBMNNAPHEVVITCGVAVFAAVSTHSD8BEDLBCHVTVNHBSTBLWTMWFCMVHHSVCDMCDTTCEGQNUMCPTTLSMCSCLBMGFCCAPCCCVIDIBT6TSCTKCTDSVHDBVBFIDGEXDNMSDKBIDPTOPGSAPLCMSVXBTDGPATPDBDZMKSFDC2TTAHUGANVHNGEVSADPDHNRCCTGGSDXSRFCAGCKGVTVCIAMEDTSTAMPHFBTPPPROPPHTOPHHCPVBHDOVSMKTLSTPFUEBFVNDPIVHRBSGRNNTTT6ITSVIPCTXFITCOMVEOFVFCVTKTHUNUES72MDGHNIDTGPLPCTPXDHSVGDNNVHEKTSAGEGTSVSCVCCABWPLOGERPVHABBTVTDSEAG1TGPVNYSC5YBMDNABVHODEVW3TNTSHALIXADSC92CK8TTHDVPVE2LAWPJCNNCTBCFSOEMEDM7DLMSSBAPICMTPANIDJECIGILBTPKSBCC4MELPICHSPPIAHNRSGNHLBSZGTNPBTVHADVNGDICVGTPMGDDVHMRL14NQBDTCTV6VLPBSCBSDVC3CKAVTDTDTBLFAMVL62FUEKIVNDDKCASPVNBXMCHDBIHKSBDDXVLQNBHGHNBALTVMGVAFVECGVTTBDHIDHC3LTCKDCVGRHC1TA3DACPTPNVTPMJHKBEPCAFXKHWDTHTCOINCCENMTVTEDVTAICTPEQCATDXGPRTC69TDPVLFVGCBSRGHCHPWSVHQSTUEMVHCPHHNDCC12DLGQHDSVDINNCMIBDGSBGV12VIHLHGSVTTTSSHIORSHCINABNOSCETLM7ILCGMDPCMTVCASGPBPSMBSKHPDRCFVBTBDANDFCSKGPACFUEABVNDS55TMGNWTMCGIBCHAMXPHVBBCDHTDBGKMSGBXLVDRHDP2BHKBMIPITPTVHLYTINCSMTBXPSEAGPSGDVNXVDSTVBVJCL35NT2PTNDTPDBCDIDASTHBSHSVVMASDBPHSFUEVFVNDVINDLDBMSVBCPVRBSAMSHCCMSGBTBCPHPVOTIDPCNTV4VIXPMTDSNSAPTBRHCTNTBAPSPJSPSBACGCAVBCMCE1PGTSD5BAXFUEFCV50PCFEVFHBHGTTCLCMTHVLGNAGTOTBDWCHCDHMHIOWSSNCSSRTDC4ACBSFGACEGICHMHSTWDDNPOSPVGPECCX8CSIHNMAATSDVMCDFTMLM3IDVTEGHBCSZCDBMCLLVCFONEPJTNO1LCMPNTCTGVIGIN4CLXIMPVPAMSNVCBVNSSHSGTDSMNCCLFUEVN100HAFPTGGEGNTFL12SJGPOVGVRVBGVMKITQDPHPMSPGBHTTTNIPPCCRCBMPTNGHHVL63KKCCMNDHPHOTDRILPBSPCSTLNSTBOTMGRNVPEPHICNATBFUEKIVFSTETAPHPTLVRCHAGTTPDTVSIDG20CARSGPHSANRCGGGPXIANTCTNMNDVIDDHCKTWVSTNBCPQNAGGPVMYEGOCBTOWSTGPREABCAASVNATS4HNDTJCBIOSAVCMGAVCDVGVGVFDCHLSVC6VXPMICUMCVTRNFCLSGHPMDTIDVWATABHPMHLDRCBKGSTCCMKTVSDPSTHTLMCQNPHTNKOSSBRHTMHLAPPPCLWSBAQNSVAVPISHLCFT1SDCVIWCIGDNWPCCSTBMCCTLGVQCBKCBNASLSLUTBBSACVICCTDHA32BAFVVSTELVTMUPHSCDBT1EMSNEMVNZMQBDNLTTGTOSCABAPPNTPHHSTV2NQNTCJKDMTPCE29HDMDDGAGMVNPVKPVE8VC7HVGSJCFTIHPXVTQPC1KPFPVPHJSGCFPSNPLAHQCOPCKSQACMHWSHMSADCDCSYTCHDPVPHTLIE1VFVN30CH5CMFLTGBMCVOSBRRTH1KTTDATSTTPSHHTGMVBTSJSHBQPHS27ATSV15SDPTCMSEDCDCAIGCAPVHLSAFHUBPNDTRSEIDAICREEHARHTLCTTDGCQHWISHBPCDADMDCHD8HSLTKUCJCFIRBCCVESSD3TCIPVEVFSAMCFUEMAV30UNICCIDTEPWADCFPXSSJ1HVNGNDSCCDQCARTJVCBSINDPMBSSFCKACCEOTPHLDGWSBKHDGSMNSLPTDQCCSDAHGMHEMD11TTTTNABHCPGIDWSDPPSPDDNCTRASRAMDFVNEPENVNRFUEIP100KLFPLXPAIVEAPCES99STKICFHDSHASTTNDTBMCHNBTMA1MCOXMDVETMFSNHTTBWPHPMBGPSGNSSRATNBENAUTDNPEGPNGCTSBNWG36VC2IDPCNCNVBHLDAGFHAHSHNHUTMSBVDNCTISVITVWFOCVC9DHADAEBABPLCDRGTBHDWCTIGVNDAPFAGXHVHQTCNGCSRBMLSHACNTWHAXPNPHTPBBHTIPGTAVPRNEDGLWKSTIMENDNITCKVCQNTMKPVSEPPTC32CDRQNCMBBDCRFCNMPCTDCFRMTCBFRCNBPDCGCT6DRLTCLTLHDSCBRCKLBSD6SD4TTFSVNNCTNLGCTFPGVSZLPOTDCLDPRSIVPVLTDFCKDCCTSGIDIHL44SHGEICPXALBEDXPTMXTV1WCSTVAHPBHLOPVASBMSRCHCDPVCMIGECOBQBNASTHSSJDVTHCHPBCBCMDHGTPNCL18MSTUDJCHSVNTVTIHU6VSAHKTPHNSBBBTNGASVKCNVLMASPTXVIRPWSSQCSCRHNACT3ADGNHVCREPX1PVVVC1CNTVTBPCTNSCBWSNSHCPCVWSPMPQBSTNVSSNDSVHFXWTCITABTDPETNDWDNTV21VDGKSDVGLGEEHCBLCCKMTPAPVUAAGRBCPTLTFICVPDCANHSGGH3L40CTABCGILAHHRDGTBCAVXTNHATIXGSPBDTGDWKHLSMAPVDLCGNAWVPIDBDBCFLECFRTMPYYBCAPGTTCTSDTHWDP3NTTSDNVNITVPBSHHAVLCSMCMKCEHDCVCRAMEVCSCMMBICPVYKDHSWCCC1TNWSGOSP2SD2TN1MRFVFRTCRVIFKHSBSLDCMPVIDL1HEJTTEVSGNJCLLMDFFPSDDHGNCGCTBMTBSKVVBHCMCLM8DVNSNZBCVVOCAPTPPEVTZNQTPASTVDC21DIGGLCCDGTTBHHGUDCLG9BIGTLDKMRCMPHCCPVXSZEPNJLPTSGSGPCNETBDBSASTXMNXTBVNSDTAAMBSPSHPVE4KSHGMCC47VEFSB1VLCCBSDMNSPIPGDUSCBVLSJFVIMDVMINGTHBVTXIRCOILEFIVGISIGDNHHTVGMASSHCCPTQNBLNMQNAMSSPHPBTBHNHPTV11FMCSCIKHGPDCTVMSGHMDAVSFFUEDCMIDBSQMPTDXLSHXNKGVCPFUESSVFLKHPL10KSVSZBNLSHDGJOSONWFOXBGEPTITTDHECHOMSDGAVGHU4VSHSACTHMDLRKSSDPGSJETCWBTWBXHVSNTYASHEPVSTPBVLWPGNTDMMTCFUEMAVNDCMWBSGSIPCVTVE3ACSPIDVPCFUEKIV30DS3LO5PXTH11VE9OGCHAITA9VCICYCKLMPRCCMXVMTDUSCLGHD6MKVCCABALBBMCCRRGCBTSNasdaq 100FTSE 100Hang Seng FuturesKOSPI 200 FuturesKOSPIShanghaiS&P 500US Dollar IndexCAC 40Dow 30DAXNikkei 225Hang SengVinFastDAX FuturesNasdaqFTSE 100 FuturesChina A50 FuturesS&P 500 FuturesCAC 40 FuturesNikkei 225 FuturesDow 30 FuturesNasdaq FuturesChina A50VN30F2501VN30F2MVN30F2503VN30F1QVN30F2506VN30F2QVN30F2412VN30F1MCSTB2404CMWG2406CVRE2407CVNM2315CSTB2408CFPT2404CVIC2404CVPB2409CVIB2408CMSN2317CVRE2320CVHM2406CHPG2406CACB2404CVPB2407CVIB2402CSTB2333CVNM2401CMBB2402CVNM2406CMBB2407CVIB2305CHPG2339CMSN2405CACB2405CHPG2409CMWG2407CVNM2405CFPT2314CVHM2405CVPB2315CVPB2408CHPG2402CVIC2314CTPB2403CVRE2402CMSN2404CMWG2405CACB2403CMSN2401CMSN2406CVPB2406CMWG2401CMBB2405CMBB2315CVPB2401CMWG2314CTCB2404CVNM2311CPOW2315CVHM2409CVPB2410CSTB2411CHPG2334CVIB2406CMWG2403CSTB2402CVRE2408CVIB2407CTCB2402CVIC2402CMBB2406CVHM2318CMWG2408CVHM2408CVIC2405CVIB2405CHPG2403CSTB2410CSTB2407CVHM2402CFPT2402CVRE2405CSHB2306CVHM2407CTCB2403CHPG2407CSHB2401CVPB2403CVNM2407CSTB2328CHPG2408CMBB2404CFPT2403CSTB2409CVPB2319CVRE2406CMSN2403