Tọa đàm Giảm phát thải khí nhà kính - Giải pháp nào cho ngành phân bón
Phân bón đóng vai trò thiết yếu trong ngành nông nghiệp, với khả năng tăng sản lượng cây trồng. Theo Hiệp hội Phân bón thế giới, nếu không sử dụng phân bón, sản lượng nông nghiệp toàn cầu có thể giảm tới 50%. Tuy nhiên, ngành sản xuất phân bón cũng góp phần vào lượng phát thải khí nhà kính, chiếm khoảng 2,5% tổng lượng phát thải toàn cầu.
Với năng lượng là yếu tố đầu vào chính, việc sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, cũng như chuyển đổi sang nguồn năng lượng tái tạo, không chỉ giúp giảm chi phí sản xuất mà còn giảm phát thải khí nhà kính. Bên cạnh đó, việc áp dụng nguyên tắc "4 đúng" trong bón phân là giải pháp quan trọng để hạn chế lượng khí thải phát sinh.
Nhằm tìm ra giải pháp giảm phát thải cho ngành phân bón và thúc đẩy phát triển bền vững, ngày 20/11, Báo Kiểm toán đã tổ chức tọa đàm truyền hình với chủ đề "Giảm phát thải khí nhà kính - Giải pháp nào cho ngành phân bón?". Buổi tọa đàm có sự tham gia của ba khách mời: TS. Phùng Hà, Chủ tịch Hiệp hội Phân bón Việt Nam; PGS.TS Trần Minh Tiến, Viện trưởng Viện Thổ nhưỡng Nông hóa; và ông Trần Đại Nghĩa, Phó Tổng Giám đốc Công ty CP Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao.
Những “rào cản” trong công tác giảm phát thải ngành phân bón
TS. Phùng Hà - Chủ tịch Hiệp hội Phân bón Việt Nam
Chia sẻ về thực trạng phát thải khí nhà kính trong ngành phân bón và những thách thức chính hiện nay, TS. Phùng Hà cho biết: “Dân số thế giới năm 1900 chỉ có 1,7 tỷ người, nhưng đến năm 2023 đã đạt hơn 8 tỷ người, dẫn đến nhu cầu lương thực rất lớn. Con người không thể không sử dụng phân bón để đáp ứng nhu cầu này. Tuy nhiên, việc sử dụng phân bón nhiều, cả trong sản xuất lẫn tiêu dùng, cũng gây ra hệ lụy cho đất, nước và khí thải, đặc biệt là khí phát thải nhà kính".
Về lĩnh vực sản xuất phân bón, hiện nay cả nước có khoảng 700 doanh nghiệp sản xuất, với sản lượng từ 6,5 đến 7 triệu tấn phân bón vô cơ và khoảng 2,5 triệu tấn phân bón hữu cơ. Do sự đa dạng về chủng loại, công nghệ và thiết bị sản xuất cũng rất khác nhau, dẫn đến mức phát thải khí nhà kính cũng không đồng nhất.
Các nhà máy sản xuất phân bón chứa nito, như đạm urea, DAP, MAP và nitrat amon, sử dụng amoniac làm nguyên liệu chính. Amoniac được sản xuất từ khí thiên nhiên hoặc than, và quá trình này gây ra khoảng 1,8% lượng khí phát thải nhà kính toàn cầu. Hiện tại, sản xuất amoniac từ năng lượng tái tạo vẫn ở quy mô nhỏ và giá thành cao, do đó, phần lớn vẫn phải sử dụng năng lượng không tái tạo.
Theo quy định, các doanh nghiệp sản xuất phân bón chứa nito đều thuộc danh mục các cơ sở phải kiểm kê khí nhà kính. Ngoài ra, nhiều nhà máy sản xuất phân bón khác cũng gặp vấn đề tương tự về khí phát thải. Trừ một số ít nhà máy, phần lớn các doanh nghiệp sản xuất phân bón ở nước ta vẫn sử dụng công nghệ và thiết bị ở mức trung bình, do đó cần cải tiến để giảm thiểu khí thải.
PGS.TS Trần Minh Tiến - Viện trưởng Viện Thổ nhưỡng Nông hóa
PGS.TS Trần Minh Tiến chia sẻ thêm về những tác động của việc sử dụng phân bón đối với phát thải khí nhà kính. Theo PGS.TS, hiện nay, phân bón hóa học vẫn là một trong những vật tư không thể thiếu trong sản xuất nông nghiệp, giúp nâng cao năng suất và chất lượng cây trồng. Phân bón đóng góp vào khoảng 40 - 60% tổng sản lượng nông sản toàn cầu.
Tổng lượng phân bón tiêu thụ toàn cầu năm 2023 ước đạt 191,5 triệu tấn (nguyên chất), trong đó có 25 triệu tấn được sử dụng cho canh tác lúa. Tuy nhiên, khoảng 50 đến 70% lượng nitơ bổ sung bị thất thoát vào môi trường và chuyển hóa thành các loại khí nhà kính khác nhau, bao gồm amoniac (NH3), nitơ monoxit (NO), nitrat (NO3), và đặc biệt là nitơ oxit (N2O). Nitơ oxit là một trong những khí gây hiệu ứng nhà kính mạnh, với phát thải 1 kg N2O tương đương với 298 kg CO2.
Phát thải N2O từ đồng ruộng ước tính chiếm khoảng 1,025% tổng lượng đạm bón vào đất. Tại Việt Nam, hàng năm chúng ta sử dụng hơn 2 triệu tấn đạm, dẫn đến phát thải khoảng 20.000 tấn N2O, tương đương với khoảng 6,1 triệu tấn CO2.
Ông Trần Đại Nghĩa - Phó tổng giám đốc Công ty CP Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao
Hiện nay, hoạt động sản xuất và kinh doanh hóa chất cũng như phân bón đang phải đối mặt với nhiều vấn đề về môi trường. Trong bối cảnh giảm phát thải khí nhà kính và hướng tới mục tiêu Net Zero toàn cầu, ngành sản xuất phân bón cũng không ngoại lệ và đang có những chuẩn bị tích cực. Ông Trần Đại Nghĩa - Phó tổng giám đốc Công ty CP Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao cho biết rằng việc bảo vệ môi trường và giảm phát thải khí nhà kính có vai trò rất quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị. Ông nhấn mạnh rằng điều này tạo cơ hội cho công ty chủ động kiểm soát và giảm thiểu phát thải, đồng thời giảm sử dụng năng lượng. Hơn nữa, việc tiếp cận và ứng dụng các công nghệ, giải pháp xanh, bền vững và thân thiện với môi trường không chỉ giúp giảm thiểu tác động đến môi trường mà còn nâng cao hiệu quả hoạt động, khả năng cạnh tranh và hình ảnh thương hiệu của công ty.
Đánh giá về năng lực tài chính của các doanh nghiệp trong việc đầu tư công nghệ giảm phát thải khí nhà kính hiện nay, TS. Phùng Hà cho biết rằng mặc dù ngành sản xuất phân bón đã có khả năng sản xuất hầu hết các loại phân bón, trừ phân bón kali và phân bón SA, và đã đáp ứng được khoảng 70% nhu cầu, nhưng phần lớn các doanh nghiệp vẫn đang sử dụng thiết bị cũ, công nghệ ở mức trung bình, quy mô sản xuất nhỏ lẻ và thiếu nguồn lực đầu tư cho công nghệ mới. Ông nhấn mạnh rằng vốn đầu tư là một trong những thách thức lớn đối với các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ với nguồn lực tài chính hạn chế, khiến họ gặp khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi và lãi suất thấp. Ông cũng nhấn mạnh rằng không thể giảm phát thải khí nhà kính nếu không thay đổi thiết bị, công nghệ, quy trình sản xuất cũng như nâng cao trình độ và nhận thức của người lao động.
Chia sẻ những mối tương quan trong công tác sử dụng phân bón đúng cách đối với công tác giảm phát thải khí nhà kính, PGS.TS Trần Minh Tiến cho biết hiện nay hiệu suất thu hồi với hầu hết các chất dinh dưỡng bón cho cây trồng là thấp. Hiệu quả sử dụng phân bón tổng thể đạt khoảng 50% đối với N, 20% đối với P và 40% đối với K. Lý do là sử dụng phân bón chưa đúng cách, chúng ta thiếu thông tin về nhu cầu dinh dưỡng của nhiều loại cây trồng; thông tin về chất lượng đất các vùng sinh thái khác nhau để phục vụ cho hướng dẫn sử dụng phân bón đúng.
Trong sử dụng phân bón đúng, có thể lấy ví dụ về việc lựa chọn “đúng loại phân” làm giảm rất rõ rệt khí nhà kính phát thải. Sử dụng urea bọc agrotain (đạm vàng), một hoạt chất có thể làm giảm quá trình thủy phân urea, tiết kiệm được ít nhất 30% phân đạm với hầu hết các loại cây trồng, và giảm phát thải N2O. Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam đã tiến hành nghiên cứu ảnh hưởng của urea bọc agrotain đến phát thải trên ruộng lúa tại tỉnh Nam Định trong vụ Mùa 2014 và vụ Xuân 2015. Kết quả cho thấy, sử dụng urea bọc agrotain có thể giảm được cao nhất là trên 30% CH4 và 40% lượng phát thải N2O trong phạm vi thí nghiệm.
Bên cạnh đó nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng sử dụng cân đối các nguồn dinh dưỡng; phối hợp hợp lý giữa các dạng phân vô cơ, hữu cơ; bón phân đúng thời điểm có thể giảm được từ 30-50% lượng phân bón bón cho cây trồng, qua đó giảm đáng kể lượng khí nhà kính phát thải từ sử dụng phân bón.
Sử dụng phân bón đúng sẽ không chỉ nâng cao hiệu quả sử dụng phân bón, giảm thiểu tác động xấu của sử dụng phân bón đến môi trường, nâng cao sức khỏe đất mà quan trọng nhất là nâng cao hiệu quả sản xuất, thu nhập của người nông dân.
Giải pháp, đề xuất, kiến nghị nhằm hướng tới giảm phát thải khí nhà kính trong sản xuất phân bón
Trong bối cảnh Việt Nam đặt mục tiêu Net Zero vào năm 2050, nhiều doanh nghiệp đã và đang chủ động thực hiện các chính sách giảm phát thải để thể hiện trách nhiệm với cộng đồng và môi trường. Rất nhiều các doanh nghiệp sản xuất phân bón đã triển khai nhiều giải pháp nhằm hướng tới mục tiêu chung của Quốc gia. Tuy nhiên, việc hướng tới giảm phát thải trong sản xuất phân bón cũng đối mặt với nhiều thách thức, cần có sự hỗ trợ từ chính sách của Nhà nước.
Công ty CP Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao đã tiến hành kiểm toán năng lượng tìm ra các bộ phận, khu vực trọng điểm còn có mức phát thải và sử dụng năng lượng lớn
Trước mục tiêu Net Zero vào năm 2050, nhiều doanh nghiệp đã và đang chủ động thực hiện các chính sách giảm phát thải. Ông Trần Đại Nghĩa - Phó Tổng Giám đốc Công ty CP Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao chia sẻ công ty đã triển khai nhiều biện pháp để nâng cao nhận thức cho người lao động về ý nghĩa của việc giảm phát thải khí nhà kính. Công ty thực hiện kiểm kê khí nhà kính và kiểm toán năng lượng để xác định các khu vực có mức phát thải và tiêu thụ năng lượng cao, từ đó áp dụng các biện pháp quản lý và đầu tư công nghệ nhằm giảm thiểu phát thải. Họ cũng áp dụng hệ thống quản lý năng lượng theo tiêu chuẩn ISO 50001:2018 và chuẩn bị triển khai hệ thống ISO 14064 để giảm phát thải khí nhà kính. Đặc biệt, công ty đã chuyển đổi sang sử dụng 100% nhiên liệu tái tạo, chấm dứt sử dụng nhiên liệu hóa thạch, và tận dụng hơi nhiệt thừa trong sản xuất axit H2SO4 để phát điện. Ngoài ra, công ty còn sản xuất các sản phẩm phân bón mới như phân hữu cơ và vi sinh, phù hợp với nền nông nghiệp xanh và thân thiện với môi trường, đồng thời quản trị sản xuất để giảm tối đa định mức tiêu hao nguyên liệu và năng lượng. Họ cũng trồng nhiều cây xanh để hấp thụ khí CO2 và áp dụng hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001:2018, kết hợp với công nghệ tiên tiến nhằm tuần hoàn, tái sử dụng và giảm phát thải trong hoạt động sản xuất.
Ông Trần Đại Nghĩa cho biết Công ty CP Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao đang phải đối mặt với một số thách thức chính trong việc giảm phát thải khí nhà kính. Đầu tiên là nhận thức của người lao động về khí nhà kính và biến đổi khí hậu còn hạn chế. Thứ hai, công ty đã hoạt động từ năm 1962, nên mặc dù đã cải tạo công nghệ và thiết bị nhiều lần, nhưng vẫn chưa cập nhật được công nghệ tiên tiến, dẫn đến mức tiêu hao nhiên liệu và năng lượng cao. Một khó khăn khác là thiết bị đo lường và kiểm soát còn chưa đạt yêu cầu, cùng với việc thiếu kinh nghiệm trong việc tính toán kiểm kê khí nhà kính. Cuối cùng, công ty cũng gặp khó khăn do thiếu nguồn vốn để đầu tư cho các giải pháp giảm phát thải.
Qua những chia sẻ từ doanh nghiệp sản xuất phân bón về thực trạng, nỗ lực và khó khăn trong việc giảm phát thải khí nhà kính, TS. Phùng Hà cho biết chuyển đổi xanh trong ngành sản xuất và sử dụng phân bón là cần thiết để sản xuất với mức phát thải thấp và sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên. Đây là hướng đi tất yếu để đáp ứng nhu cầu phát triển bền vững.
Để thực hiện chuyển đổi xanh, ngành phân bón cần tiết kiệm năng lượng, đổi mới quy trình công nghệ và phát triển các loại phân bón hiệu quả cao như phân đạm giải phóng chậm và phân urea dúi sâu, nhằm giảm thất thoát nitơ và khí phát thải. Doanh nghiệp cần thông tin và tài chính, cùng với chính sách hỗ trợ từ nhà nước để đổi mới công nghệ và nâng cấp thiết bị.
Ngoài ra, cần xây dựng năng lực cho doanh nghiệp thông qua đào tạo và phát triển thị trường dịch vụ tư vấn kỹ thuật. Về tài chính, cần phát triển các dịch vụ ngân hàng hỗ trợ chuyển đổi xanh, và sửa đổi Luật 71 để khuyến khích đầu tư vào phân bón hiệu suất cao.
Cuối cùng, việc cấp bách là giảm lượng phân bón sử dụng trên mỗi đơn vị diện tích, hiện Việt Nam đang sử dụng hơn 400 kg phân bón vô cơ trên một ha, trong khi trung bình thế giới chỉ khoảng 135 kg/ha. Đồng thời, cần tăng cường sử dụng phân bón hữu cơ hợp lý và tuân thủ nguyên tắc "4 đúng" trong sử dụng phân bón.
Chuyển đổi xanh là hướng đi mới và tất yếu của các doanh nghiệp ngành phân bón hiện nay để đáp ứng nhu cầu phát triển bền vững
Trong sử dụng phân bón cũng phát sinh những vấn đề về giảm phát thải khí nhà kính, PGS.TS Trần Minh Tiến đã đưa ra một số gợi ý nhằm hướng tới nông nghiệp xanh, nông nghiệp bền vững trong thời gian tới. Theo ông, để giảm phát thải khí nhà kính trong sử dụng phân bón, hướng tới nông nghiệp xanh, nông nghiệp bền vững chúng ta cần phát triển các chế phẩm, hoạt chất có khả năng giảm phát thải khí nhà kính, như hoạt chất NBPT (N-(n-butyl) thiophosphoric triamide) mà một số công ty phân bón đã áp dụng như: Agrotain (Bình Điền), sitto (Thái Lan), baconco, tipto (Malaysia); các hoạt chất sinh học NEP 26, dịch NEEM (Phân bón 5 sao). Thứ hai là cần có quy định cụ thể, có chính sách nhằm tăng cường hoặc bắt buộc việc sử dụng các chất ức chế này trong sản xuất phân bón, như Liên minh Châu Âu và một số quốc gia (như Anh, Trung Quốc) đã thực hiện trong thời gian gần đây.
Trước những khó khăn, thách thức của doanh nghiệp sản xuất phân bón nói chung trong công tác giảm phát thải khí nhà kính, PGS.TS Trần Đại Nghĩa cho biết để doanh nghiệp có cơ sở thực hiện thành công mục tiêu của Chính phủ, hướng tới Net Zero vào năm 2050 theo đúng như cam kết, nhà nước cần hỗ trợ doanh nghiệp vốn ưu đãi có lãi suất thấp, hoặc các nguồn vốn được tài trợ để triển khai giảm phát thải, chống biến đổi khí hậu. Bên cạnh đó có thể hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận công nghệ tiến tiến ít phát thải. Ngoài ra là hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực kỹ thuật chất lượng cao. Tạo điều kiện về thể chế Pháp luật quản lý phát thải khí nhà kính trong sản xuất và kiểm soát sản phẩm trong quá trình lưu thông trên thị trường và sử dụng.
Giảm phát thải khí nhà kính là một lĩnh vực chúng ta còn phải học hỏi nhiều kinh nghiệm từ quốc tế. Theo TS. Phùng Hà, khí phát thải nhà kính nói riêng và chuyển đổi xanh nói chung là vấn đề có quy mô toàn cầu, vì thế hợp tác quốc tế là nội dung quan trọng đối với ngành phân bón. Việc cần làm ngay là xác định và quản lý lượng khí nhà kính, tăng cường hiệu quả và tiết kiệm năng lượng. Hiệp hội đã giới thiệu cho hội viên tham gia về hội thảo của các đối tác truyền thống như UNDP, UNEP cũng như các công ty khác như GIZ của Đức, Mercie của Pháp.
Về nguồn lực tài chính theo ước tính của Ngân hàng Thế giới (WB), để hiện thực hóa mục tiêu hướng tới phát thải ròng bằng không vào năm 2050, thực thi cam kết của Việt Nam tại COP26, Việt Nam sẽ cần tới 380 tỷ USD. Hiệp hội Phân bón Việt Nam phối hợp chặt chẽ với các tổ chức như Ban Kinh tế tư nhân, Cục Biến đổi khí hậu (Bộ Tài nguyên và Môi trường) để có các thông tin về nguồn tài chính.
Hiệp hội Phân bón Việt Nam cũng phối hợp với Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Bộ Nông nghiệp, Nước và Môi trường Australia trong việc khảo sát khí nhà kính tại một số doanh nghiệp phân bón nhằm cung cấp các thông tin về biện pháp giảm thải, về công nghệ. Hiệp hội Phân bón Việt Nam cũng phối hợp với Bộ Nông nghiệp Hoa kỳ, IRRI... và các tổ chức quốc tế khác trong lĩnh vực giảm thải khí phát thải nhà kính cho dự án 1 triệu ha lúa cũng như Đề án 4 đúng.
Ngoài ra Hiệp hội sẽ ký MOU với Phòng Thương mại Nông nghiệp Trung Quốc – ASEAN, Ủy ban Xúc tiến Mậu dịch Quốc tế Trung Quốc - Phân hội Hóa chất (CCPIT CHEM) về phối hợp tăng cường cung cấp thông tin, tổ chức hội nghị, hội thảo về tăng cường nghiên cứu, sử dụng các loại phân bón hiệu quả cao.
Trách nhiệm với cộng đồng
Việc giảm phát thải khí nhà kính trong quá trình sản xuất, kinh doanh và sử dụng với ngành phân bón không chỉ là xu thế mà cũng chính là trách nhiệm với cộng đồng. Theo PGS.TS Trần Minh Tiến cần có ba định hướng trong công tác sử dụng hiệu quả phân bón và thuốc BVTV hiệu quả nhằm giảm phát thải khí nhà kính, hướng tới nền nông nghiệp bền vững
Thứ nhất là phát triển các chế phẩm, hoạt chất có khả năng giảm phát thải khí nhà kính trong sử dụng phân bón và có quy định, có chính sách hỗ trợ hoặc bắt buộc thực hiện.
Thứ hai là đẩy mạnh những nghiên cứu phục vụ cho khuyến cáo sử dụng phân bón đúng: Xây dựng bộ cơ sở dữ liệu về nhu cầu dinh dưỡng của các loại cây trồng; khả năng cung cấp dinh dưỡng của các loại đất trong các điều kiện khác nhau; tỷ lệ phối hợp dinh dưỡng vô cơ/hữu cơ…
Và cuối cùng là phát triển các công cụ trực tuyến hỗ trợ nông dân ra các quyết định về sử dụng phân bón một cách hợp lý nhất trên cơ sở chất lượng đất, cây trồng và năng suất mục tiêu của từng hộ, đặc điểm về khí hậu, thời tiết, khả năng canh tác của từng hộ.
Là một trong những doanh nghiệp sản xuất phân bón với hơn 60 năm lịch sử, Supe Lâm Thao đã đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, công ty đã có nhiều bước tiến vượt bậc. Ông Trần Đại Nghĩa chia sẻ rằng trong công tác đổi mới công nghệ, đa dạng hóa sản phẩm, và hướng tới giảm phát thải cũng như phát triển bền vững, công ty đặc biệt chú trọng vào việc áp dụng công nghệ và thiết bị tiên tiến.
Công ty đã thực hiện tuần hoàn 100% nước thải sản xuất và sinh hoạt, lắp đặt 8 hệ thống giám sát khí thải trực tuyến, và chuyển dữ liệu liên tục về Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Phú Thọ. Hệ thống xử lý khí thải và nước thải luôn đạt tiêu chuẩn quy định, đồng thời công ty cũng thu gom, lưu giữ và xử lý chất thải rắn một cách đảm bảo. Việc áp dụng kinh tế tuần hoàn vào sản xuất và bảo vệ môi trường cũng được chú trọng.
Về sản phẩm mới, bên cạnh các sản phẩm vô cơ truyền thống, công ty đã chuyển sang các dòng sản phẩm mới phù hợp với nền nông nghiệp xanh, thân thiện với môi trường. Những sản phẩm này không chỉ nâng cao sức khỏe cho cây và đất mà còn cải thiện năng suất và chất lượng nông sản, đồng thời giảm lượng phân bón sử dụng và phát thải khí nhà kính.
Công ty CP Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao đã ra mắt nhiều dòng sản phẩm mới phù hợp với nền nông nghiệp xanh, thân thiện với môi trường
Có thể thấy rằng việc giảm phát thải khí nhà kính đang trở thành xu hướng tất yếu, và các doanh nghiệp muốn phát triển bền vững không thể đứng ngoài cuộc. Ngành phân bón đã và đang nỗ lực nghiên cứu, áp dụng các giải pháp nhằm giảm phát thải khí nhà kính, bảo vệ môi trường trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu, đồng thời thúc đẩy nông nghiệp xanh và phát triển bền vững. Đây là hướng đi cần thiết để thực hiện cam kết của Việt Nam với thế giới về việc đạt được mục tiêu Net Zero vào năm 2050. Tất cả những nỗ lực này đều hướng tới việc xây dựng nền kinh tế tuần hoàn và nông nghiệp bền vững trong tương lai. Cuối cùng, việc giảm phát thải khí nhà kính trong sản xuất, kinh doanh và sử dụng phân bón không chỉ là xu thế mà còn là trách nhiệm của các nhà khoa học và doanh nghiệp đối với cộng đồng và xã hội.
Qua tọa đàm, hy vọng các bên liên quan sẽ cùng nhau hợp tác và tìm ra những giải pháp hiệu quả nhất, góp phần xây dựng một tương lai bền vững cho ngành nông nghiệp và môi trường.
Trang chủTổng hợp thị trườngThị trường HSXThị trường HNXThị trường UPCOMTin tức mới nhấtTin tức phổ biếnTin tức chứng khoánTin tức tài chính & ngân hàngTin tức bất động sảnTin tức kinh tế vĩ môTin tức doanh nghiệpTin tức thế giớiTin tức từ cộng độngWatchlistPortfolioPhân tích kỹ thuậtBảng giáCổ phiếu A-ZLọc cổ phiếuPhái sinh & Chứng quyềnCảnh báoTổng hợp thống kê thị trườngCổ phiếu trọng yếuCập nhật kết quả kinh doanhBáo cáo & DownloadTổng hợp báo cáo phân tích quýVNINDEXVN30VNXALLSHAREHNXINDEXHNX30UPINDEXLMCDZMVICDMNKHGBCMPENSKHNAVPVXNABSRAVBHMVCMEFQTCPGDVNXSMCODEEIBBSPTLHBKCX20DNWTBTADGHFXCTFQHDPEQCDNCIPSTTDPGMKPFOCTRSPTIKHLVTBNOSXHCDP2MVBVNCSTGDVMTKANAGBDBPXSVLWKSTPTPPTNTPSHU6HLBTVGDRHCMMTTNSJ1BABTVNHCCHHPTA9VNAVXTCADSGOCSTVTLCTXKACKSFHIDSFCPAIVNTPPIPRCACLHTPSP2PCMANTABSCMVFBACNTPTOCLCSBAHFCPNJAMVHHCFUEMAVNDVPGNHHSLSLBCCNCSZECK8DANUNIPCFDCSVTMHC3L40TEGPVVS55SBVTN1SC5PVIWTCSAVDNPHCTQNCDGCEIDSD8LHGSJFSSNPVENGCPPTMICMDFKVCTHGEVSPSHTTFSCIPDVHVTSD7SSFBAXASAHBDDSDATGSDKRDPDLMBSIAPTJVCNHCMSBPLXHRCYBCTDBVSINVLMCMCTCFTSNT2FRMCLLHIIGCFTLGS27CIDALTHPWSGRMTVSVDQBSTHBHARHRTLHCBDGFUEDCMIDTCTVHCVGTHEMHAVFUESSV50GLCPJCVMKKMTHBSSHGHDBLCMBTUPDRVNSDP3ITCGEEAGPHEVRATQCGCCCTNSMKVCPAIDJCTSHD2TKGIDCLIGBBTVNFMFSMTGGTDPQNBT6C69MELBSDDRGSCGHCBDWCWSBEPCHAIBIIBBHRCCDMCPFLMQBGHCLGCBBCVSTMTCVKPFUCTVGF3MEDVSCTTZTDWNAUAPLSJDARMNHVDSTVLBABWATSHUBMQNHAGTBCFRCBMJCEODXLASMBLWFT1TIXDCFHEPRGCHANDNTKLMVCGSSGBBSVE1CNAHHVLDGVNBQTPGMCNWTMNDNKGDTKVOSNTFVGLKSDHIGPVDSHEDSCVTHDHMVC9TC6KDHDIDCPCCABXMDFUEKIVFSIBDNDCGDTBDTVMGPNGFUEVN100SPHMVNSPCVDGLBEMASNAPPTESDYPHCMLCHJCNDFKLBAMPM10SZGVPSTDCDATVIMNTPECOBSCEMEXDHTSTMGRVNGHVHABBVNIBELSEDVPIHQCC22HIOCMCSIDAIGTNMD17CENVEFCVNSMNILCKHWVGSPSNDL1PTCVCXTBWICFATBHUGA32VFSPTBEVFVMCTEDFUCTVGF4DHPBCADSPSFITDGDTVCMNNAWTLDSD5BVBNBWVNLCETVTXTNADSEUCTDFCSJSCCIVNPIMPCI5XMPVIRBNACKVMBNPECMSTVSGTELWSSQNWBALSD6CFMVHEPRTSCJFCMSBRDFFTTSSGBTBONWSCDDNESHAHECLPBPLAIJCPISDGWFICHU3IBCGNDFMCHGWSBTTIDGASSHSSVHVNMHNRPVMASPDIHBTBTHUC92GMXITAPROISGLGLABCACSAPGPDBAGMHNDVBCCCMHNAPGSHLAHTNAG1BWAHATPVPVESAFFUEKIVNDCTIISHDXPTCBTLIICCVVNHKTHTVHU1TMBS96TTADASHSAMCOKMRAVGSSCCQNPTHSHCTNVCIGLCDBHPPXIVESVETTMGD2DSVTPOSPTDL12KKCDCRKPFFUEKIV30VITGPCIFSPMGLAITSBBVHIDINASVDPHLDVIXMCDHOTPOVDCLCTBSJGTPPFHNQNPBXHDTAHSGKTCTIEGVTFUEABVNDDTBSAPBTNHNFSDTDOPTMSPVTBIGTCHVAFEICHMCLLMDDGPLCTSADPMCJCDXGPWATIGSZLGSPLKWHDSGMDAVCBRRAICDLGEMGSBSVPBSGNMH3LSSICGSD4DAESTKDHTVHGTOSHDMTVMFHSTOPCYCIMECAGHDAVDLTTHFCCVHFNBBVCMBCRTTTBMNPGNDSNVW3B82VPRHAFL62MECDNNNNTVE2TVCHTLKIPSJCICNSKVSDPLBMQPHTOWMA1NFCDP1HMHTVDLUTDLDAGGCMDDDMTVAOILSCCDMSRBCSNZOCHTV6SCSPGCPVACC1CSVHHNSMTMTSE1VFVN30PIVFTMS4AXPHX77DOCDVGTR1HLRTSGILSLCCVTGHPDDHBAMCMMLHD6GILTINCFVEVEBTSPNPIPABSHADSHTGLCSFITNTWSHBCC4SCRKDCPMBPHHLDWVLGLECDRCDS3DVCHNBTAWPAPSTWST8PSPSBGEMSAGRVNDKSHNEMBSLPIADTPDGTFLCPMTL35HLOGDATA6LMHDBCAPSPPEDNDDCTSD1VE9DC4GTSPJTHUTNTLTCJFBCHVNHADUICTS3NO1VPCHSITQWSTPSDJSTCVTRKSBMDAVECL61TH1CDCSIPCMTHPTCMXC4GREESDVPHPSALPDNNTHHAPAGEPASHVXBSGABRTMXILASEPQCCACCTTETDNPETTRTPVGSTHSNCCVTCATUPHL43KTWTLPHSLTNWACBQNTTKURICHDCLASTTGDBMSIIGDWCAPCDPTGPTBHBMCHMGHMRORSVQCVNHBTWPVYNSCTKCSCLHTEVSHDTDDNLPGIPXCBTTS74FUESSV30NCGCX8NAFPVCGKMINGHPXKSQPWSVE8MCHNNCTYAHGTBBMTDMGABBMPALVCTPBT1POTAPHBMIDXVSTSGSMPVSSDXQHWCTWFGLPMSDCGNHPFUEMAV30APPDLTVCEAVFSBLDTCAASLM7VGPOPCISTPTGSSBX26SGHVNZIHKSAMDVNMBSDKCTARDTEBMVTPBSDABSRCCVVFCICTVFGDAGVIDCLMLO5NSTSVISGTLGMCCLHACHPBVTZMPCTCIMTLHVASKGRALTMPPCCCTDTRCVXBVDTVCCELCDSVPGTDTIYEGPJSQNSDIGCCRSPDHTIABITBXPSEVSANDWUSDITDVIHPNDCRCVPAVTATDSDRLSGIDICV11TVBVIBSBMAPFGTAGVRNXTNETSCODDNSABBMSSIVCREBCFVAVTBDMDGPACMBBAMSVCBPSDAAHTNGVMSVGRADCSACPPSTOTKOSNBCDVPBMGHMSEVGASTVSMBHGSHPSVNBVLLTCPSBDLRPNCCNNTV2HLSTVWV21KCEG36HLYDHCVDBVTIMDCSQCAGFSZBNRCCIABCPDUSMPYCCPEPHCDGS12BMDVINHJSMCPCSCVMADVWCPHVVSBKGSSIASGJOSL63BDWFDCPBTKTSVLFMTPVTCTNISGCVPWOCBCLXHNIVCAVC5BSTCMSNTBBCGNS2SBHTCODPSKGMPXLDTLDAHVDSVE4THTSDDSVGVMDHCDVPHNVPNSSCKGV12BSAVKCEFIBGWSWCQSPTNHLM3TFCKDMNJCPX1BTGPITKLFVC6GLWACEBSQCTNPHRMGCHPICE1SDNDHNHBCC21BRCGICTNPETFVRCVTKV15L18PVLGGGVC1SIGTNBSD9DPCPMJNTCMSHBCETHMSKNTHSTETTNCTDTVTJVCTTVTNUEPTLFUESSVFLCSITLTHNMCLWNBEUPCXDCIDVCMFTQNHFBACMARTDADPCTYTCCIITRASDBSPBVWSBTVHRBMACHKBFIDNLGLPTACGAMDVOCMIESB1DBTVABUMCVBBTDHMBGNVTVEAC47PPHXLVBCVSAFDC1VLPDC2CARTCWHC1TA3SJMCHPMTABHKFUEIP100TCKLNCPXTCDHHASMHLINNTNTFRTTHNPIDPOMDTTPSWPXAPVBKBCTL4TV4POBLICOGCCLGVNRPMPBFCCANNSHL14SD3PMWBCCDNHNQTBTPTT6CMGAFXKHPMIGBLFHBHSFGILBPSLDNATABCQTVIPFUCVREITABTLG9BHNPSIKSVH11BPCSRBMCFSBDNDXLCGDACKCBFIRVIWCTRPVRNBPSDUL45NACNDNATADNCVGCFOXVFRTDFMIMITSPICPCNSHIDBDVCITMCQNUDDHSDCSTLVIFDPHVCPAAMHT1HDPNLSVCRRCDTV1HAMGERL44FCSVTEMESSEAMTHGEGNVBTANPLOVE3TTBSGBMGGVNEVHMNCSMRFVREBLITMTHTMVLACMWND2BWES99DPRBMFPV2VGVIN4VCWNHACDRHNPSPMTVSBHCPCGHNGBHAHCMFTIHDOE29CKATSCLDPGMAFCNLSGCEGAPITPCDM7EBSFPTPTXMTBKHDHSPPCHPCES72PBPDHDHU4POWUDCLQNBVSTSJVPDSVCLAFTW3HWSTMWDQCFUEFCV50PHSCOMTVPTSDNDTCMIPTTKHSSMAVTOCTGCH5AATPLEHPMHTCKSSLTGD11SPVPRETPHHDGGLTDWSRCLMSRTBRDCML10ICICTTSHNPPCGH3HLTWCSDHAHTTIVSPTVCSMSEBSRFSPITB8PC1XMCGTTNBTPEGDHGVGIHSVNCTG20CMPHVGCTAPATPPPEINSGPSMBVBGANVMTXHESNDPSHXHHGPSCCKDE12SSMSTBVTVBHIHEJMCCVXPCMKDPPTTLLM8HOMBIOVC7PNTIDPCHCAPCVGGCBIBNWBAFAAAMSNDSGDDVSCYBLNTALTTCPANTJCTHDNQNCPIACVPGVVCSAMEPMCVIECCACGVCNGPDCTTDINCKTLHPHHPGTUGDRIBWSVTDBVGTCDHD8QSTMHCVHLBTHBQBVTPSBBUEMDTHDCHVCFVHHCLHDTGVC2UDLTGGNSLDXSFUEBFVNDPBCBTDGCBFUCTVGF5ONEPTSBGESRTHLCCHSCT6SRCBLTC32VC3VTQHHSTHPNHTVJCADPCT3HDWPVHKTTLAWAGXMPTYBMBICPVOGMHVHDSD2C12PLPMCGBCBSZCVDNMLSPHNFUEVFVNDNSGHCIUSCSASECIHAXNTTTV3LMINQBUDJTCRIRCVMTFSOHAHBCOMWGPXMHPPVUAVNYVIGRTBVTSPSGSGDSGSTXMSSHTCMDNMPGBVSEBEDITQSJECBSTS4VSNHSMHHRVLCTISCDONEDCCTVEOFGEXMNBBVNLIXBRSAAVVRGSDGTIPTDPBOTPPYTTPTVHSFNCAVHGMVSFBIDTHWTCLNasdaqDow 30 FuturesNasdaq FuturesNasdaq 100FTSE 100KOSPIShanghaiHang Seng FuturesChina A50KOSPI 200 FuturesChina A50 FuturesS&P 500CAC 40Dow 30DAXNikkei 225Hang SengVinFastDAX FuturesFTSE 100 FuturesS&P 500 FuturesUS Dollar IndexCAC 40 FuturesNikkei 225 FuturesVN30F2412VN30F2MVN30F2411VN30F1MVN30F2506VN30F2QVN30F2503VN30F1QCVRE2401CHPG2334CVNM2402CMWG2403CSTB2407CHPG2333CMBB2404CHPG2405CVPB2405CMSN2403CFPT2317CHPG2332CFPT2314CMBB2402CVHM2404CSTB2328CVPB2403CMWG2402CSTB2337CMBB2315CMWG2401CMBB2403CFPT2401CSHB2306CMSN2402CVHM2318CVNM2403CSTB2403CVIB2404CSTB2404CHPG2342CVNM2315CVPB2319CSTB2405CHPG2402CVHM2405CMWG2314CVPB2401CVIB2305CVRE2403CVNM2311CHPG2339CVIC2402CMSN2401CVHM2403CVRE2320CPOW2315CMSN2317CVIB2402CVPB2406CVNM2401CVPB2315CTCB2402CVHM2402CSTB2333CSTB2402CVRE2402CVIC2314CVIC2401CHPG2403CVPB2402CTPB2402