Fialda Web Terminal, nền tảng giao dịch chứng khoán All-in-One, social trading platform, mạng xã hội chứng khoán số 1 Việt Nam, nơi chia sẻ ý tưởng và kiến thức đầu tư chứng khoán, kết nối với cộng đồng đầu tư chứng khoán sôi động nhất Việt Nam. Fialda là công cụ hỗ trợ đầu tư chứng khoán All-in-One trên nền Web, cung cấp cơ sở dữ liệu tài chính, chứng khoán, tin tức, hồ sơ doanh nghiệp, dữ liệu giá real-time chính xác, đầy đủ và hệ thống nhất Việt Nam. Fialda cung cấp các công cụ/tính năng: bảng giá chứng khoán siêu nhanh, giao dịch chứng khoán phái sinh, lọc cổ phiếu thông minh, F-Data, FData, dữ liệu phân tích kỹ thuật, dữ liệu PTKT, cập nhật dữ liệu AmiBroker, cập nhật dữ liệu Metastock, AmiBroker Plugin, cập nhật dữ liệu Forex, Cảnh báo cổ phiếu real-time...dựa trên công nghệ 4.0 Big Data và AI
Cung cấp giải pháp truyền thông, dịch vụ thông tin tài chính, dữ liệu thị trường cho các nhà đầu tư cá nhân & tổ chức, doanh nghiệp Việt Nam và Thế Giới.
Phát triển các giải pháp giao dịch thông minh, chuyên sâu, được robot hóa dựa trên nền tảng công nghệ mới nhất AI & Big Data.
Tạo dựng một môi trường kinh doanh số, nơi tất cả mọi người đều có cơ hội phát triển sự thịnh vương cho bản thân.
Xây dựng một cộng đồng kết nối toàn bộ nhà đầu tư với chuyên viên môi giới, chuyên gia và doanh nghiệp.
Fialda Web Terminal
Fialda là Kênh thông tin chuyên sâu về các lĩnh vực kinh tế, tài chính & chứng khoán được cập nhật liên tục, chính xác và đầy đủ nhất Việt Nam áp dụng công nghệ 4.0 AI & Big Data. Tin tức và sự kiện doanh nghiệp được cập nhật liên tục. Thông tin về các giao diện cổ đông nội bộ, nhận định thị trường, phân tích chứng khoán qua lăng kính kỹ thuật, thông tin nhịp đập thị trường được cập nhật đầy đủ, liên tục và chính xác.
DIỄN BIẾN THỊ TRƯỜNG THẾ GIỚI
Giádầu Brent xácnhận xu hướng TĂNG ngắn hạn
Giá dầu Brent tăng 1.3% và đạt mức cao nhất kể từ tháng 10/2024 do các nhà đầu tư lạc quan về nhu cầu dầu và báo cáo cho thấy dự trữ dầu thô của Mỹ đang giảm. Sự lạc quan tăng lên sau lời phát biểu của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình về kỳ vọng đà phục hồi kinh tế của Trung Quốc. Ngoài ra, lĩnh vực sản xuất của Trung Quốc tiếp tục mở rộng nhẹ trong tháng thứ 3 liên tiếp.
Đồ thị giá của giá dầu Brent tiến sát mức kháng cự $76. Đồng thời, đồ thị giá có dấu hiệu bước vào giai đoạn biến động mạnh theo chiều hướng tích cực cho nên đồ thị giá được kỳ vọng có thể sớm vượt mức kháng cự 76 trong những phiên giao dịch tới. Ngoài ra, xu hướng ngắn hạn của giá dầu Brent cũng được nâng lên mức TĂNG.
Giá khí tăng do xuất khẩu LNG và thời tiết
Hợp đồng tương lai khí đốt tự nhiên của Mỹ tăng lên 3.7 USD/MMBtu do dòng chảy khí đốt đến các nhà máy xuất khẩu LNG gia tăng và dự báo thời tiết lạnh, làm tăng nhu cầu sưởi ấm trong hai tuần tới. Dự báo nhiệt độ tại Mỹ sẽ chuyển từ mức bình thường sang lạnh dưới trung bình từ ngày 6-17 tháng 1, thúc đẩy nhu cầu sưởi ấm. Dòng chảy khí đốt đến tám nhà máy xuất khẩu LNG lớn của Mỹ đang tăng và dự kiến sẽ tiếp tục, đặc biệt sau khi thỏa thuận cho phép Nga vận chuyển khí đốt đến châu Âu qua Ukraine hết hiệu lực. Dù giá tăng, lượng khí đốt cung cấp cho các nhà máy LNG năm 2024 giảm nhẹ – lần đầu tiên sụt giảm kể từ khi Mỹ bắt đầu xuất khẩu LNG năm 2016.
Đồ thị giá khí tự nhiên tăng 0.7% trong ngày giao dịch 02/01/2025, tăng nhẹ sau khi chạm vùng hỗ trợ quanh 3.64 USD/MMBtu. Giá khí đốt nhiều khả năng sẽ dao động trong vùng 3.54 – 4 USD/MMBtu trong 1–2 phiên tới. Ngoài ra, xu hướng ngắn hạn vẫn duy trì ở mức TĂNG.
Phố Wall kéo dài đà giảm sang năm mới
Phố Wall đóng cửa giảm điểm trong phiên giao dịch đầu tiên của năm mới, kéo dài đà giảm từ cuối năm 2024. Chỉ số S&P 500 và Nasdaq đều giảm 0.2%, trong khi Dow Jones mất 152 điểm. Thị trường mở cửa tăng điểm nhưng đảo chiều vào cuối buổi sáng, chịu áp lực từ các cổ phiếu công nghệ lớn. Apple giảm 2.6%, còn Tesla lao dốc 6% sau báo cáo lượng giao xe sụt giảm và tin tức về vụ nổ xe Cybertruck tại Las Vegas. Ngược lại, Nvidia tăng 2%, phần nào bù đắp thiệt hại của nhóm công nghệ. Năm 2024 khép lại với mức tăng 23% của S&P 500, nhưng chỉ số này kết thúc năm với bốn ngày giảm liên tiếp – chuỗi giảm dài nhất trong giai đoạn cuối năm kể từ 1966, phản ánh áp lực chốt lời và lo ngại về chính sách lãi suất. Lãi suất thế chấp tại Mỹ tăng lên 6.97%, mức cao nhất kể từ tháng 7, khiến số đơn đăng ký mua nhà giảm. Cùng lúc, số đơn xin trợ cấp thất nghiệp hàng tuần giảm xuống mức thấp nhất kể từ tháng 4, đạt 211K.
Đồ thị giá của chỉ số Dow Jones đóng cửa giảm 0.36% trong ngày giao dịch 02/01/2025, tiếp tục kiểm định lại vùng hỗ trợ quanh 42,136 điểm. Khả năng chỉ số này sẽ đi ngang trong vùng 42,174 – 42,863 trong 1 – 2 phiên tới. Ngoài ra, xu hướng ngắn hạn của cả ba chỉ số vẫn đang duy trì ở mức GIẢM.
DIỄN BIẾN THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM
Khốingoạibánròng 118 tỷvàchủyếubánmạnhcổphiếu FPT
Tựdoanhbánròng 775 tỷ
Chỉsố YS30 – Diễnbiếncânbằng
Chỉ số YS30 đóng cửa ở mức 108.47 điểm (+0.4%) với khối lượng giao dịch vẫn ở mức thấp hơn mức khối lượng trung bình 20 phiên. Đồng thời, đồ thị giá có dấu hiệu giao dịch cân bằng cho thấy các nhà đầu tư cũng tỏ ra do dự với diễn biến thị trường hiện tại. Ngoài ra, chỉ số YS30 vẫn đang trong giai đoạn tích lũy cho nên dòng tiền có thể sẽ tiếp tục phân hóa và thanh khoản vẫn có thể duy trì ở mức thấp.
Chiến lược ngắn hạn (dưới 1 tháng): Xu hướng ngắn hạn của chỉ số YS30 vẫn duy trì ở mức TĂNG. Do đó, chúng tôi khuyến nghị các nhà đầu tư có thể tiếp tục duy trì tỷ trọng cổ phiếu cao trong danh mục.
S&P Global công bố Chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) tháng 12/2024 của Việt Nam đạt 49.8 điểm, giảm từ mức 50.8 điểm của tháng 11, dưới mức 50 điểm cho thấy sức khỏe ngành sản xuất đã suy giảm nhẹ tháng cuối năm.
Đơn hàng và sản lượng tiếp tục tăng chậm lại. Mặc dù sản lượng, số lượng đơn đặt hàng mới đều tăng nhưng tốc độ tăng chỉ là nhẹ và là yếu nhất 3 tháng. Trong khi đó, số đơn hàng xuất khẩu lại giảm tháng thứ 2 liên tiếp với tốc độ giảm là mạnh. Những lo ngại về sự bất ổn và không chắc chắn của thị trường thế giới đã làm giảm niềm tin về triển vọng sản lượng trong một năm tới. Việc làm cũng tiếp tục giảm khiến lượng công việc tồn đọng tiếp tục tăng trong tháng 12 và là tháng tăng thứ 7 liên tiếp. Tuy hoạt động mua hàng đã tăng trở lại nhưng các công ty vẫn còn ngần ngại trong việc tích trữ quá nhiều hàng tồn kho, và từ đó đã giảm tồn kho hàng mua, tồn kho hàng thành phẩm cũng giảm.
Áp lực lạm phát tăng lên trong tháng 12: Cả chi phí đầu vào và giá cả đầu ra tăng với tốc độ nhanh hơn so với tháng 11. Nguyên nhân tăng chi phí đầu vào là do 1) khan hiếm nguyên vật liệu; 2) tỷ giá tăng; 3) giá dầu và giá kim loại tăng. Theo đó, các công ty đã tăng giá cả đầu ra tháng thứ tám liên tiếp, và tốc độ tăng là nhanh nhất kể từ tháng 7, lần tăng này cũng mạnh hơn mức trung bình của lịch sử chỉ số.
Tình hình sản xuất đã suy giảm nhẹ vào thời điểm cuối năm. Cả sản lượng và đơn hàng đều vẫn tăng nhưng tốc độ là yếu nhất 3 tháng do những lo ngại về sự bất ổn và không chắc chắn của thị trường thế giới, đơn hàng trong nước tăng chậm còn đơn hàng xuất khẩu đã giảm tháng thứ 2 liên tiếp. Chi phí đầu vào tiếp tục tăng làm các doanh nghiệp đã phải tăng giá bán đầu ra. Chúng tôi cho rằng các doanh nghiệp đang chờ đợi những thông tin mới về chính sách, thuế quan khi ông Trump sẽ chính thức nhận chức Tổng thống Mỹ vào tháng 1/2025. Chúng tôi vẫn cho rằng sức khỏe ngành sản xuất vẫn tốt, chỉ là đang trong trạng thái chờ đợi và tình trạng chậm chạp này sẽ cải thiện từ tháng 2, sau khi ông Trump nhận chức.