Fialda Web Terminal, nền tảng giao dịch chứng khoán All-in-One, social trading platform, mạng xã hội chứng khoán số 1 Việt Nam, nơi chia sẻ ý tưởng và kiến thức đầu tư chứng khoán, kết nối với cộng đồng đầu tư chứng khoán sôi động nhất Việt Nam. Fialda là công cụ hỗ trợ đầu tư chứng khoán All-in-One trên nền Web, cung cấp cơ sở dữ liệu tài chính, chứng khoán, tin tức, hồ sơ doanh nghiệp, dữ liệu giá real-time chính xác, đầy đủ và hệ thống nhất Việt Nam. Fialda cung cấp các công cụ/tính năng: bảng giá chứng khoán siêu nhanh, giao dịch chứng khoán phái sinh, lọc cổ phiếu thông minh, F-Data, FData, dữ liệu phân tích kỹ thuật, dữ liệu PTKT, cập nhật dữ liệu AmiBroker, cập nhật dữ liệu Metastock, AmiBroker Plugin, cập nhật dữ liệu Forex, Cảnh báo cổ phiếu real-time...dựa trên công nghệ 4.0 Big Data và AI

Cung cấp giải pháp truyền thông, dịch vụ thông tin tài chính, dữ liệu thị trường cho các nhà đầu tư cá nhân & tổ chức, doanh nghiệp Việt Nam và Thế Giới.

Phát triển các giải pháp giao dịch thông minh, chuyên sâu, được robot hóa dựa trên nền tảng công nghệ mới nhất AI & Big Data.

Tạo dựng một môi trường kinh doanh số, nơi tất cả mọi người đều có cơ hội phát triển sự thịnh vương cho bản thân.

Xây dựng một cộng đồng kết nối toàn bộ nhà đầu tư với chuyên viên môi giới, chuyên gia và doanh nghiệp.

Fialda Web Terminal

Fialda là Kênh thông tin chuyên sâu về các lĩnh vực kinh tế, tài chính & chứng khoán được cập nhật liên tục, chính xác và đầy đủ nhất Việt Nam áp dụng công nghệ 4.0 AI & Big Data. Tin tức và sự kiện doanh nghiệp được cập nhật liên tục. Thông tin về các giao diện cổ đông nội bộ, nhận định thị trường, phân tích chứng khoán qua lăng kính kỹ thuật, thông tin nhịp đập thị trường được cập nhật đầy đủ, liên tục và chính xác.

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên nhận định năm 2024 sẽ còn nhiều khó khăn, thách thức.

Thưa Bộ trưởng, năm 2023 có thể nói là một năm với những khó khăn chưa từng có tiền lệ đối với kinh tế toàn cầu và Việt Nam, cũng như ngành Công Thương. Những khó khăn đó đã tác động tới ngành như thế nào và ngành đã ứng phó ra sao?

Năm 2023, tình hình thế giới tiếp tục diễn biến nhanh, phức tạp, khó lường, kinh tế toàn cầu phục hồi chậm hơn dự báo; nhiều quốc gia, trong đó có các đối tác thương mại lớn của nước ta tăng trưởng bị suy giảm; lạm phát tuy đã hạ nhiệt nhưng vẫn neo ở mức cao dẫn đến nhiều nền kinh tế lớn duy trì chính sách tiền tệ thắt chặt, tổng cầu giảm sút, tác động trực tiếp tới các quốc gia có độ mở kinh tế lớn, trong đó có Việt Nam...

Ở trong nước, nền kinh tế dần lấy lại đà tăng trưởng, nhất là ngành công nghiệp, thích ứng hơn với tình hình mới của thế giới nhưng vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức, nhất là “tác động kép” từ các yếu tố bất lợi ở bên ngoài và những hạn chế, bất cập nội tại kéo dài từ nhiều năm trước. Tuy nhiên, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo đồng bộ, quyết liệt của Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, cả đất nước đã nỗ lực, kiên cường vượt qua khó khăn trong năm 2023. Đặt trong tương quan so sánh, nếu nhìn mức tăng trưởng của kinh tế thế giới là 2,9%; EU là 0,8%... hay trong khu vực ASEAN chỉ có Philipines tăng cao hơn Việt Nam thì thấy có thể đánh giá mức tăng trưởng kinh tế năm 2023 của Việt Nam là rất đáng ghi nhận.

Với ngành Công Thương, những khó khăn tác động trực tiếp phải kể đến việc xuất khẩu và sản xuất công nghiệp bị suy giảm mạnh những tháng đầu năm (trong hai tháng đầu của năm 2023, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo giảm 6,9%, điều chưa từng xảy ra trong nhiều năm qua; mức độ liên kết giữa các doanh nghiệp trong ngành và liên ngành còn hạn chế; tăng trưởng thương mại nội địa tuy đạt cao nhưng chưa bằng mức tăng trưởng các năm trước khi xảy ra dịch COVID -19; tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, găm hàng chờ tăng giá trên thị trường nội địa, vi phạm cạnh tranh… còn diễn biến phức tạp.

Bên cạnh đó, công tác theo dõi, đánh giá và triển khai thực thi các cam kết hội nhập đã có sự chủ động, đổi mới phương thức thực hiện song vẫn còn những hạn chế, năng lực tham gia hội nhập của các doanh nghiệp trong nước đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa chưa cao.

Những hạn chế này có cả nguyên nhân chủ quan và khách quan. Song, bám sát các Nghị quyết, Kết luận của Trung ương, Quốc hội và sự chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, năm 2023, ngành Công Thương đã sớm nhận diện những khó khăn, thách thức; chủ động, sáng tạo, tập trung xây dựng, triển khai quyết liệt, đồng bộ, toàn diện các giải pháp, nhiệm vụ được giao và đạt những kết quả tích cực, đóng góp quan trọng vào tăng trưởng kinh tế đất nước.

Một số kết quả nổi bật của ngành Công Thương năm 2023 có thế kế đến là: Thương mại trong nước duy trì mức tăng trưởng khá cao, vượt mục tiêu đề ra và là trụ đỡ cho nền kinh tế trong bối cảnh sản xuất công nghiệp và xuất khẩu gặp nhiều khó khăn. Thương mại điện tử tiếp tục phát triển mạnh, giữ vững vị trí trong nhóm các nước dẫn đầu thế giới về tốc độ tăng trưởng, trở thành kênh phân phối quan trọng, góp phần phát triển chuỗi cung ứng và lưu thông hàng hóa, tạo động lực phát triển kinh tế. Sản xuất công nghiệp và xuất nhập khẩu những tháng cuối năm phục hồi tích cực; đặc biệt, cán cân thương mại năm thứ 8 liên tiếp đạt mức xuất siêu kỷ lục (gần 27 tỷ USD), gấp gần 3 lần so với năm trước, góp phần nâng cao dự trữ ngoại hối, ổn định tỷ giá và các chỉ số kinh tế vĩ mô. Ngành than và dầu khí đều đạt và vượt chỉ tiêu sản xuất, tiêu thụ so với cùng kỳ năm trước và vượt so với kế hoạch năm. Bên cạnh đó, các nhiệm vụ khác của Bộ cũng đã hoàn thành hiệu quả, đúng mục tiêu và kế hoạch đề ra... đã tạo thuận lợi và nền tảng để ngành vượt khó, tăng trưởng trong bối cảnh thị trường quá khó khăn.

Xuất nhập khẩu năm 2023 đã đạt được nhiều kết quả tích cực, xuất siêu kỷ lục cao nhất trong nhiều năm qua.

Xuất nhập khẩu năm 2023 tuy chưa đạt được những con số cao và đồng đều như năm 2022, nhưng các chuyên gia vẫn ghi nhận đó là nỗ lực lớn và có kỳ tích lần đầu đạt được xuất siêu kỷ lục cao nhất trong nhiều năm qua. Xin Bộ trưởng có thể nói rõ hơn về vấn đề này?

Như chúng ta đã biết, tình hình chính trị, kinh tế thế giới năm 2023 biến động phức tạp, nhanh chóng, khó lường tạo nhiều áp lực cạnh tranh đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam. Bên cạnh đó, chính sách bảo hộ thương mại, cạnh tranh về giá giữa các nước xuất khẩu có cùng mặt hàng gia tăng; các nước ngày càng dựng lên nhiều rào cản kỹ thuật, tạo sức ép mới cho hàng xuất khẩu của ta, tác động rất bất lợi đến hoạt động sản xuất công nghiệp và thương mại trong nước, đặc biệt là hoạt động xuất khẩu của Việt Nam.

Quán triệt nghiêm túc chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, năm 2023, công tác phát triển thị trường được ngành Công Thương triển khai theo cả bề rộng và chiều sâu. Đơn cử, trong lĩnh vực xúc tiến thương mại, cùng với những sự kiện hội chợ, kết nối giao thương được phủ sóng trong nước và tại các thị trường trọng điểm ở nước ngoài như Trung Quốc, Thái Lan, châu  Âu…  công tác giao ban Thương vụ đã có nhiều đổi mới mang tính đột phá; bám sát các chủ trương lớn nhưng cũng hết sức cụ thể. Nhìn lại có thể thấy, 12 buổi giao ban Thương vụ hàng tháng là 12 chủ đề khác nhau, bao trùm ở nhiều lĩnh vực, ngành hàng, và thị trường. Có buổi giao ban là những định hướng cho doanh nghiệp, hiệp hội về những yêu cầu cụ thể của thị trường xuất khẩu; có buổi giao ban lại trực tiếp tháo gỡ khó khăn ngay thời điểm đó, như với thị trường Trung Quốc… Bộ Công Thương cũng đã thường xuyên cập nhật diễn biến hoạt động xuất khẩu ở các cửa khẩu biên giới để có những giải pháp, đề xuất tháo gỡ vướng mắc kịp thời cho dòng chảy hàng hóa được thông suốt.

Nhờ những giải pháp kịp thời và tích cực tranh thủ cơ hội từ sự phục hồi của các thị trường lớn, truyền thống, hoạt động xuất khẩu của nước ta được duy trì và đẩy mạnh. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả năm ước đạt 683 tỷ USD, trong đó xuất khẩu ước đạt 355,5 tỷ USD, nhập khẩu ước đạt 327,5 tỷ USD. Thẳng thắn nhìn nhận, con số tăng trưởng này chưa được như kỳ vọng, cũng chưa chạm tới mục tiêu đề ra cho năm 2023, nhưng trong bối cảnh kinh tế thế giới tiếp tục tăng trưởng chậm, tổng cầu thế giới sụt giảm mà hoạt động xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam đã vượt qua khó khăn, thu hẹp đáng kể mức suy giảm ở thời điểm cuối năm so với đầu năm đã cho thấy sự nỗ lực của Bộ Công Thương về điều hành xuất khẩu.

Tôi có thể lấy ví dụ về việc chọn thị trường Trung Quốc là điểm đột phá. Ngay từ đầu năm 2023, Bộ Công Thương đã chỉ đạo để các cơ quan chức năng, doanh nghiệp cần chuẩn bị kỹ lưỡng, nắm bắt tốt cơ hội khi Trung Quốc chấm dứt chính sách Zero-COVID và mở cửa nền kinh tế. Bên cạnh đó, các Cục, Vụ chức năng của Bộ Công Thương cũng theo sát, đảm bảo tiến độ thông quan hàng hóa nông sản tại các cửa khẩu khu vực phía Bắc sau Tết Nguyên đán; phối với các bộ, ngành, địa phương đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu chính ngạch. Đồng thời phối hợp chặt chẽ với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đàm phán với Trung Quốc mở cửa thêm thị trường xuất khẩu cho các mặt hàng rau quả khác như bưởi da xanh, dừa tươi, bơ, dứa, vú sữa, chanh, dưa lưới; nâng cao hiệu quả và điều tiết tốt tốc độ thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu tại khu vực cửa khẩu biên giới Việt Nam - Trung Quốc, đặc biệt là các mặt hàng nông sản, thủy sản; chuyển nhanh, chuyển mạnh sang xuất khẩu chính ngạch. Kết quả là chúng ta đã khai thông hiệu quả hoạt động xuất khẩu sang Trung Quốc, hàng hóa cơ bản không bị ách tắc, kể cả lúc cao điểm thời vụ, góp phần gia tăng kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc - đối tác thương mại lớn nhất của nước ta.

Ngoài thị trường Trung Quốc, chúng ta đã thực hiện tốt đa dạng hóa thị trường trong bối cảnh xuất khẩu sang các thị trường lớn đều sụt giảm; kim ngạch xuất khẩu sang các nước châu Phi, Đông Âu, Bắc Âu, Tây Á tăng; mức suy giảm xuất khẩu tại một số thị trường chủ lực tiếp tục được thu hẹp đáng kể.

Nhìn tổng thể, cơ cấu hàng hóa xuất khẩu của chúng ta năm 2023 tiếp tục cải thiện theo chiều hướng tích cực, giảm hàm lượng xuất khẩu thô, tăng xuất khẩu sản phẩm chế biến, sản phẩm công nghiệp, tạo điều kiện cho hàng hóa Việt Nam tham gia sâu hơn vào chuỗi sản xuất và cung ứng toàn cầu.

Theo tôi, một trong những dấu ấn rất đáng ghi nhận trong bức tranh xuất nhập khẩu năm nay chính là cán cân thương mại tiếp tục xuất siêu năm thứ 8 liên tiếp với mức thặng ước đạt 28 tỷ USD, tăng gần gấp 3 lần năm 2022, góp phần tích cực cho cán cân thanh toán, giúp nâng cao dự trữ ngoại hối, ổn định tỷ giá và các chỉ số kinh tế vĩ mô khác của nền kinh tế.

Con số này cần được nhìn nhận ở khía cạnh tích cực nếu so sánh với bối cảnh chung của toàn cầu. Cụ thể, ở nước ta, thời điểm cuối quý I, xuất khẩu ghi nhận giảm 11,8% so với cùng kỳ năm trước. Từ cuối quý II, xuất khẩu có những tín hiệu phục hồi, tháng sau cao hơn tháng trước (tháng tăng 4,3% so với tháng 4; tháng 6 tăng 4,5% so với tháng 5; tháng 7 tăng 0,8%, tháng 9 tăng 9,0%...). Đến cuối quý III, mức giảm xuất khẩu thu hẹp còn 8,5% so với cùng kỳ. Dự kiến hết năm 2023, xuất khẩu ước đạt  355 tỷ USD, mức giảm thu hẹp còn 4,4% so với năm 2022. Nếu so với sự sụt giảm xuất khẩu của các nước trong khu vực, xuất khẩu của nước ta đã có sự phục hồi tích cực hơn.

Năm 2023 cũng là năm có nhiều dấu ấn của hoạt động hội nhập kinh tế quốc tế với việc ký kết các FTA mới. Xin Bộ trưởng cho biết thêm một số đánh giá về lĩnh vực này?

Năm 2023 đánh dấu 10 năm ngành Công Thương thực hiện Nghị quyết 22-NQ/TW ngày 10/4/2013 của Bộ Chính trị khóa XI về hội nhập quốc tế chủ động, toàn diện, sâu rộng trên tất cả các lĩnh vực, đặc biệt là hội nhập kinh tế quốc tế.

Trong thập kỷ qua, thực hiện chiến lược, chủ trương của Đảng, Nhà nước, Nghị quyết của Quốc hội, chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Công Thương đã triển khai sâu rộng, bài bản, hiệu quả công tác hội nhập kinh tế quốc tế trên tất cả các kênh đối ngoại song phương, đa phương và đạt được nhiều thành tựu quan trọng, đóng góp tích cực vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Đặc biệt, trong năm nay, cùng với các hoạt động ngoại giao kinh tế của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương, Bộ Công Thương cũng đã tích cực triển khai các hoạt động mở rộng thị trường và tăng cường quan hệ thương mại quốc tế, khẳng định sự đóng góp của ngành đối với hội nhập kinh tế và sự phát triển toàn diện của đất nước. Cụ thể, việc chủ trì kết thúc đàm phán với Israel và ký biên bản kết thúc đàm phán có điều kiện với Các Tiểu vương quốc Ả Rập (UAE), đã mở cánh cửa vào thị trường Trung Đông với quy mô GDP khoảng 2.000 tỷ USD. Đến thời điểm hiện tại, Việt Nam đã ký kết thành công 16 Hiệp định thương mại tự do (FTA) với hơn 60 đối tác, trong đó hầu hết là những nền kinh tế lớn, phủ rộng khắp các châu lục, chiếm gần 90% GDP toàn cầu, đưa Việt Nam trở thành một trong những nước dẫn đầu khu vực về tham gia các khuôn khổ hợp tác kinh tế quốc tế, tạo điều kiện thúc đẩy xuất khẩu và cải thiện cán cân thương mại.

Việc triển khai có hiệu quả các FTA đã ký kết cũng giúp mở rộng cánh cửa thị trường cho hàng hóa xuất khẩu, là cơ hội để Việt Nam kết nối và tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị và mạng lưới sản xuất toàn cầu. Đơn cử như với Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), tỷ lệ sử dụng Giấy chứng nhận xuất xứ CPTPP (C/O CPTPP) của hầu hết các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam tiếp tục tăng trưởng tích cực và tăng đáng kể so với các năm trước (trong đó gạo tăng hơn 2503%; sắn và các sản phẩm từ sắn tăng gần 3649%; máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng khác tăng hơn 134%; hóa chất và sản phẩm hóa chất tăng xấp xỉ 67%...).

Các con số trên là minh chứng rõ ràng cho hiệu quả của công tác tuyên truyền, phổ biến và triển khai thực thi các FTA mà nước ta là thành viên. Đồng thời cũng cho thấy doanh nghiệp Việt Nam bước đầu đã tận dụng tốt những lợi ích mà các FTA mang lại, vượt qua những khó khăn về chuỗi cung ứng và thách thức từ tình hình suy thoái kinh tế toàn cầu trong thời gian qua. Thông qua cánh cửa hội nhập, doanh nghiệp không chỉ nhận được vốn đầu tư lớn, công nghệ tiên tiến và kinh nghiệm quản lý, mà còn tạo ra nhiều cơ hội việc làm mới, đồng thời góp phần vào sự ổn định an sinh xã hội.

Đối với người tiêu dùng, sự tham gia trong các FTA mang lại cơ hội tiếp cận các sản phẩm và dịch vụ chất lượng cao, với giá cả cạnh tranh. Điều này không chỉ tăng cường trải nghiệm mua sắm của người tiêu dùng mà còn đóng góp vào sự phát triển bền vững của nền kinh tế. Ngoài ra, việc tham gia vào các FTA đã củng cố vị thế quốc tế của Việt Nam, tăng cường mối quan hệ với các đối tác quan trọng và đảm bảo một môi trường ổn định để hỗ trợ sự phát triển toàn diện của đất nước.

Nhìn chung, những thành tựu trên đây khẳng định sự chỉ đạo sáng suốt, đồng bộ, quyết liệt của Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, cùng với nỗ lực và quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị, nhân dân cả nước, cộng đồng doanh nghiệp trong việc cùng thúc đẩy hội nhập kinh tế và phát triển bền vững.

Năm 2024 được đánh giá là một năm được đánh giá là vẫn còn tiềm ẩn rất nhiều những kịch bản khó lường. Xin Bộ trưởng cho biết những giải pháp mà Bộ Công Thương đã xây dựng để ứng phó?

Năm 2024 là năm có ý nghĩa quyết định đến kết quả thực hiện các mục tiêu Kế hoạch 5 năm (2021-2025) trong bối cảnh được dự báo tiếp tục có nhiều khó khăn, thách thức, bởi nền kinh tế nước ta có độ mở lớn, phụ thuộc nhiều vào xu hướng chung toàn cầu, trong khi tình hình quốc tế tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường; kinh tế thế giới tuy có phục hồi nhưng còn chậm và tiềm ẩn nhiều yếu tố bất định, rủi ro.

Trong bối cảnh đó, để hoàn thành và hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu ngành Công Thương được giao, góp phần thực hiện thắng lợi, toàn diện các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2024 đã được Quốc hội thông qua, Bộ Công Thương tập trung thực hiện tốt các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm.

Bộ sẽ tiếp tục nghiên cứu, quán triệt sâu sắc và tổ chức thực hiện nghiêm túc, hiệu quả các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước có liên quan về phát triển công nghiệp, thương mại; nhất là các Nghị quyết, Kết luận của Trung ương, Quốc hội, Chính phủ về phát triển kinh tế - xã hội năm 2024.

Chú trọng đổi mới, nâng cao chất lượng công tác thể chế; trước mắt, tập trung hoàn thiện, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt các Kế hoạch thực hiện 4 Quy hoạch ngành quốc gia về năng lượng, khoáng sản; khẩn trương tham mưu xây dựng, sửa đổi, bổ sung các Luật, Nghị định, cơ chế chính sách có vai trò quan trọng đến sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, như: Luật phát triển công nghiệp trọng điểm, Luật Hóa chất (sửa đổi), Luật Điện lực (sửa đổi) và cơ chế, chính sách về điện mặt trời mái nhà, mua bán điện trực tiếp, khung giá các loại hình điện năng…; đồng thời, chủ động đề xuất với cấp có thẩm quyền cho thực hiện thí điểm một số cơ chế, chính sách có tính đột phá để thúc đẩy phát triển các ngành, lĩnh vực mới nổi và các mô hình kinh doanh mới, hiệu quả, tạo động lực mới cho tăng trưởng kinh tế đất nước.

Cùng với đó, khẩn trương xây dựng Kế hoạch hành động và tập trung triển khai thực hiện đồng bộ, quyết liệt, hiệu quả các nhiệm vụ được giao tại Nghị quyết của Chính phủ về các giải pháp chủ yếu phát triển kinh tế - xã hội, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2024; trong đó, chú trọng các nhiệm vụ, giải pháp tập trung giải quyết các “điểm nghẽn” và tập trung tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi, phát triển sản xuất, nhất là trong ngành công nghiệp chế biến, chế tạo; đẩy nhanh triển khai các dự án phát triển công nghiệp, năng lượng, thương mại, nhất là các dự án trọng điểm để sớm đưa vào hoạt động, góp phần nâng cao năng lực nội sinh của nền kinh tế.

Đặc biệt, đẩy mạnh, tạo chuyển biến tích cực hơn trong thực hiện cơ cấu lại ngành Công Thương gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng theo hướng tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ đổi mới sáng tạo, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh, tính tự chủ, khả năng thích ứng và sức chống chịu của nền kinh tế. Chú trọng phát triển các ngành công nghiệp có tính nền tảng, quan trọng và công nghiệp hỗ trợ; đồng thời, ưu tiên phát triển một số ngành công nghiệp mũi nhọn, công nghệ mới, công nghệ cao (như sản xuất chíp, chất bán dẫn, khai thác chế biến khoáng sản) để trở thành một động lực mới thúc đẩy sự phát triển của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo trong thời gian tới.

Bộ sẽ tiếp tục đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế; chủ động tham mưu khai thác các cơ hội từ quan hệ đối ngoại với các nước lớn để đón đầu làn sóng dịch chuyển đầu tư các ngành trọng điểm sang nước thứ 3 của các tập đoàn đa quốc gia, nhất là trong lĩnh vực mà nước ta đang có nhu cầu và lợi thế, như: Công nghiệp điện tử, hạ tầng số, hạ tầng logistics, năng lượng sạch, công nghiệp vật liệu mới, khai thác chế biến khoáng sản quý, Chíp và chất bán dẫn; đồng thời, tăng cường thực thi hiệu quả các giải pháp kết nối chặt chẽ giữa các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài với doanh nghiệp trong nước nhằm thúc đẩy phát triển kỹ năng quản trị, chuyển giao công nghệ, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt, đáp ứng yêu cầu tham gia ngày càng sâu vào chuỗi sản xuất và cung ứng toàn cầu.

Tiếp tục phát huy tốt vai trò của hệ thống cơ quan Thương vụ Việt Nam ở nước ngoài trong công tác hỗ trợ các địa phương, doanh nghiệp khai thác hiệu quả các Hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam là thành viên để đa dạng hóa thị trường, chuỗi cung ứng và đẩy mạnh xuất khẩu. Tích cực tham mưu đàm phán, ký kết mới và nâng cấp các Hiệp định thương mại tự do với các đối tác còn tiềm năng nhiều ở khu vực Trung Đông, Châu Phi và Nam Mỹ…, tạo động lực tăng cường hợp tác thương mại và đầu tư; đồng thời, tăng cường hỗ trợ để doanh nghiệp chuyển mạnh sang xuất khẩu chính ngạch gắn với xây dựng thương hiệu, thúc đẩy xuất khẩu bền vững.

Chú trọng đổi mới công tác xúc tiến thương mại, kết hợp chặt chẽ giữa thương mại truyền thống với hiện đại, thương mại điện tử, kinh tế số nhằm khai thác hiệu quả thị trường nội địa còn nhiều tiềm năng; đồng thời, theo dõi sát diễn biến cung cầu, giá cả, thị trường các mặt hàng thiết yếu để điều hành phù hợp, hiệu quả; tăng cường công tác quản lý thị trường và nâng cao năng lực phòng vệ thương mại, bảo vệ sản xuất và lợi ích người tiêu dùng, phù hợp với các cam kết quốc tế.

Tập trung sắp xếp lại bộ máy, nhân sự bảo đảm tinh gọn, hiệu quả; chấn chỉnh, tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính; nâng cao hiệu lực, hiệu quả chỉ đạo, điều hành và ý thức chấp hành của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức gắn với đề cao trách nhiệm người đứng đầu trong triển khai thực hiện nhiệm vụ. Tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, chuyển đổi số, đổi mới lề lối, phương thức làm việc, tạo chuyển biến mạnh mẽ trong toàn hệ thống nhằm thực hiện thắng lợi, toàn diện các mục tiêu mà Đảng, Nhà nước giao cho.

Nhìn lại những kết quả đạt được trong năm 2023, bước sang năm 2024 mặc dù được dự báo sẽ còn tiếp tục gặp nhiều khó khăn, thách thức bởi tác động phức tạp, khó lường của tình hình chính trị, kinh tế thế giới và các yếu tố khách quan bên ngoài, cũng như những vấn đề nội tại cần phải vượt qua; song, với sự quan tâm, chỉ đạo sâu sát, thường xuyên của các đồng chí Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ; sự phối hợp, ủng hộ tích cực của các Bộ, ngành, địa phương và cả hệ thống chính trị, tôi tin tưởng rằng tập thể lãnh đạo, cán bộ, công chức, viên chức và người lao động ngành Công Thương sẽ phát huy những thành tích, kinh nghiệm đạt được trong những năm qua, tiếp tục chung sức đồng lòng, chủ động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm vì lợi ích chung; đề cao kỷ luật, kỷ cương trong chỉ đạo, điều hành và ý thức trách nhiệm trong thực thi công vụ; nỗ lực phấn đấu hoàn thành và hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ được giao, xứng đáng với niềm tin và sự mong đợi của Đảng, Nhà nước và Nhân dân.

Xin trân trọng cảm ơn Bộ trưởng!

Trang chủTổng hợp thị trườngThị trường HSXThị trường HNXThị trường UPCOMTin tức mới nhấtTin tức phổ biếnTin tức chứng khoánTin tức tài chính & ngân hàngTin tức bất động sảnTin tức kinh tế vĩ môTin tức doanh nghiệpTin tức thế giớiTin tức từ cộng độngWatchlistPortfolioPhân tích kỹ thuậtBảng giáCổ phiếu A-ZLọc cổ phiếuPhái sinh & Chứng quyềnCảnh báoTổng hợp thống kê thị trườngCổ phiếu trọng yếuCập nhật kết quả kinh doanhBáo cáo & DownloadTổng hợp báo cáo phân tích quýVNINDEXVN30VNXALLSHAREHNXINDEXHNX30UPINDEXVIFBHGDAGUNISTPBMJM10VSASEPHVHTINHD6TOPAGGRCLMTAVTSPVOPNPCHCWSSPXSMA1CAPFIRSABG36KSHHRCHVGTNBSNZHAIHPXFCNMTCPTDNBWGDWPPIHDSTDHTANHD8TDCCTCCCATSCVWSCH5CADSFNDCLHVANSCSDUKIPAPHMEFLLMVW3SSHCNNTW3TCJDXVKBCDXPDC4PPYPTGCYCBWESRCLM7SVCDHGTTTCTXMIELBCHUGNBTHLTHAGTBXVFGVE8VIRSBLDUSPGCBIOVCEKHDTTZPMSVHGSQCVTVPAPPTNTHBNRCHDAHPGVPHBMCDHBADPVSISTGSD7SBMNTHSPIVPBDRIVAVGASDASHEVX26TVPS55GDASJ1HHPPPEICFMPYDRCDHNBDGHFBBAFVC2KHPVNYBGEPTVLIGHOMHBDTV4VMSDOPVMTVAFHSIHNFHHVTHSSPCONWDNWTNPSTBPLEFTSFUEDCMIDPDVTKGDMCBNWANVVPGPDNAMDL45SDPMNBBXHFUEKIV30ILCDBTGDTPCECRCJVCHLDTCHGEXASTGLTPOTGHCVITTMSSVHSC5MLSSDVVLPTDPCMCDDHBBCHCIHU1CATCMMSZLTDBLGCV12PVESKHSVTBCMPNDLNCHTPVECCAGIDJPCHIDVTNIVC5TLPHECDTCVIWTTSNAWVCSSGRTIDFUESSV30RALDNDAMEHNRPSLMKVVTRPMWGTSDVPNBEVTJAGPVNZFRCDTEMBGSTTRICSB1FOCLBENABPRONNCPSPRATGCBC47TDTVHDATSBHABBTTCOVHHPCTXLVTV3CNAL12PVXDNCBSRHATBHPVPIHT1GH3LCSTEGBCVTETMTXEMGTNGTCWBPCHBSPOSMEDGMDBBSGEESIVHMRHDWVBBBLIHSPPIVFUEIP100SJGVDLSAVVTBAGEHPMTVHPMPTALHSLUDJAVCAMPSDXBT6TT6PJTPCMCTWBBMALTGLWNS2DRGVFCSHSB82DFFPIANVPHHSFHNPLOSBVDDNDM7PMTTCDCETTDFLMHVOCGMXVVNDCGDTBHMHPV2CLCMHLVC1VSMNACSRACREDIDDPMVGRCKVSSFLDPHDBTHDNKGQSPVVSCT6SGBITDMICHTEOCHHFXEBSHDPMDCBICDPGHSABTVLASMFSAAMCTNPSIFUCTVGF5SSCNTCSGNRBCNAVPNJCDRHARDCSVPDTSJVGCTHWVTGDOCCTBMCOEVGMGGBVLL43ISGTIEDTVPHRYBMITCCTRVE1QNCNQTHCMVNCCFMTUGADCDNMVESAFHRBNVBPTEBLFCTFPOBDTAPEQHDOBQBDANCMNSFIBHCDPSVLWPLCWCSNHPS4ATTCPRCSMBCIIHEJVCRX77NTWSHNVSCPVASD1SGHATATOWADSDVCDIGTMXHAHSAFDCHDWCINNSVGDNLDQCSDNABTEINPC1ASMDHDICIEVSFUESSV50TTFFUEMAVNDTISBMDKSFHJSPXIUPHEFIGTTHJCXMCFCCVC3HTCQSTMKPMTPHEPTBTLGLUPCIFSPVPTA3IVSSHXTLIHCTAMCHLBBSDSJMBABVSGPTLSD3VTKTCRMTHTVDALVVRECMVBELTV2DTIVIBBCBBCOSMTSDJC22DTLFUEKIVNDSGCFTML61BRCTLTSJFIDIPICMSTVSHMDFUEMCMSPHCHNBDLMMTBHAMCARVFROILSEDPFLFHSCLWPGBVNXTGPBRSQNSTVTTV6THUHHNSBDNSSTCIIN4PGTMTLRGCNO1ANTBAXHIIHPTTB8NT2DNAKTCCEGHAXBSGTDNBMNHD2TRSSNCAMSMDGDSCSEBBMIDAHQBSMHCCKGVSTHANTTBVTDMSHBCPBWAORSSGPITQTSABDWIPANXTDNPSASHBCSD2CLXLCMVHCMBBTIGCIPCI5VGTPSNST8ACBCJCTABQNWBTDVNDCQNSZCPTTLCCVTLXDHSPHSCLHQCVKPKHSVNHMELCSVBVGLDWPCFCHPNBPBDTPWAKDHBALSTWVGLLTCOPCBMPBSHKVCL10DTKCSCSD8HLAPHPAICTMPA32UICARMBT1KTTMPTKTWSSNTTPHADTARPGIPXANDTCTSLQNCSMDSDPPCHVXTKAVGPFITEIDNUEAVGHTMVDBSALLBMQHWPSWAVFBBHDTPTVCNTFAIGCC4SRTDDMFUEBFVNDMIGQTPBCRDSTXMPICNPHSPDRVGSSD5DATNGCSDCSTKEIBKSTHAPSJSHPPTNVPDBXMDHUTD11CMPVNMGMHHBHFGLDVGVBHFCMCMDMGRDKCLPTFPTABCMTVDGWL40TNHMLCTMBTTHITAPATSHPSSMIRCC12LMIHLRCGVDNHHIOSLSCKDNHVKDMGMCBSCVJCBTTARTTNSVGIVCBLO5SBHDLGIHKKTSPTCMCCSDYBKGVIMBOTVTIDWSVC7DSENLSNDNWSBSHBCPAVABDPCBVNKLFTMGVTZDNESTHPVRMVBTR1PVGCLHMRFKTLBTGVHFBSQGSPKLBGTAHWSONESWCTN1VRCTFCASAHIGPOWMMLAPGCMFSD4HLCQTCBIDS12SPDSBBMCMTTGDS3NOSHHCKPFDHACCMDACLECCK8PHHSIDHMSPISTTAEPHNEMHOTSCCDVMJOSCKACFVBTBVMABMFSBGBMSHRTKHWSZGBTPHKTACEGLCDHCPQNLHCHESVPSPETPMGPPHRCCCLGSDDBEDHACPXCLKWPJSSD9HIDMSNSSBCCITBCCC1HNASAMVCCDCRSRFVBCBMVPSCCMWMIMDP3FICTVAHNIAGXVLFCVNPCGTPSSFGNDPGERL35GVRDTDMECSMNTVNTMWCMTSVDMQBHSGPXLACVTOSCMGTKCTPCCANPMBCQTYTCSBTIBCBVBHPDPXMMACEICHLSSIPTA9VXPDCMSCJSZBISHL62TCBCT3EMSNDWNASKCEBSAAPIMBSMZGSKNMPCGTDVNFCIDAASCDPSVIAAVBSLVPRHGMTRTLM8ISTHMCNTBBTHTA6MSRSTSTDSPIDE29NDXSBAGABCTAPLALTGKHGQCCVIGBDBVFSPTPKSVBIIDICPREHNGSKGABRPVHNJCSRBTNTBSTPASFUEVN100NHAMCPDBMND2VDGTVWSKVPVIVIETCLMCHVLBVDPCEOVTACNCPTOCCPOGCDSGUSCTTDPVYTTLSGIDRHDLTBLWDVWPBTPXTVIPHHGAMVMASFUEABVNDCHSPNGTIXDAEUMCDLDTVBVXTHCDHCCSTLTRAREEFTILDGKLMVC9TYAS99DTGHSVLPBDHMMTSVTPVEAHNDRTBDZMSHECTTC4GHASSCIPPSIDPVNSSIIVNGODETCKSAPVMDPMCCPHMESTLDVIHSHCBVSVCFBKCTTNHFCPTHKMRGILOCBVLCQNTPSGGICKOSLMCAATFUEFCV50TDMSACHDCTMTHTLHGWL44PEGHAFPPPBGWHLYIDCDCTSGDLG9ABWAAHVPANVLMQNECIADGHPITBRTNAACGVLAHHRSEAINGDADNCTKSBSJEELCCCCVHMHC1LAIBRRVCXVNADC1PTBTNCDFCNSTBVHPBCDPRAPSSJCLM3BCGBCAPSHDDGTH1D17ACMSCSMCFSPVVNPNHHVRGCDCTEDVHLHTGDSVBCEDHTCDGXHCGPCVE4ABITHTPOMTQNDXLILAEMEL14VGVNFCS74BCFVEOFSFCDVNDNTFLCGMASGBTBCCLCPCVXBUDLTV1TMCTVGCTPNTTDC2ASGTVMVTOASPSHGTHGACLVHEPLPPLXNQBQPHBHKTNWVIDPVLVTMLAFLSSCDONBCHTTSZENSHAPLHNMSDKKACDXSQNUNDCKGMC69TRCVCPLSGGCFSSGCTDS27NSGTBDHC3PNCCOMPTXACCNBBIMEHUBVPWIJCBTNDPHPBPMCGTNMPWSNAUV15TS4AGRVDTABBMCDACSFUCTVGF4VCMTCMDP2NCSFCSSDGLAWTCTBSPHPHDMNE12D2DFRMNETSGSHVTBTWVETVESS96LUTQCGSSIVTXPAIVMKTTEFUEMAV30SCGCABDPPSBRBCCDMSFBACNTNLGNTPDBDAPCTS3MNDX20PX1VCGPGSHCBRDPBIGSBSAPFBMGDRLQHDLICCNGCBSPHNTKUAG1KDCFDCVOSVNTVTEMVCFUCTVGF3MDAFUESSVFLC92PVBHKBKSSTSGTL4AAAFUEKIVFSSIGECOLCDCSTSMAHGTVSNPSBKMTNWTTC6FBCDTHBWSPSEHAVTPBSGOBFCCDNVNISHAPENHU4PECIBDCPIVCAVE2MWGCLMVUACX8CTGPGNGGGPANLGMNTLFRTPRTSP2H11TXMNQNDSNTQWDLRPVMUSDVBGRCDVKCNDFC21VNECENPVTFSOPOVWTCSPMVDNNCGTSDFT1CVTFOXPDCSDAYEGICTVE9VNRHU6DCFVQCCBIPPTGNDSJDTLGVTCHDMMVNNEDVPCVGGCCTBSIDDVHTVTSBPJCSMCICGVE3HNPBLNHMGG20VLGMH3VMCNAFFUEVFVNDPVCSDBKCBDL1ATBEVEVSETBWLIXTPHEPCSCDILSHTITAWVNBC32XDCCMIGSMSD6GKMFMCS72PACETFHSMTJCDGCBHNLCGIMPFUCVREITTDWTGGCCVSGTHLOSHIBTULHGICCAPTCAVINCTPPTDGTHPCDHAPPCE1VDSV21NSLHTNTLHDSPVMGHDGPMJPVSPNTQNPSTCPTSPGVL63DHPTVSNHTMGCCIGPGDPSDCTIXPHVTHPCCPVVAFXMSBILBHPBTELMTGCIAPCNVNLTSTTOTL18VCTVTQDBCABSGEGKSDV11VSFVEFSDTE1VFVN30VINFIDSCOCMKBLTAGFPITCCRVCWYBCNHCTHMBNAGVTTIPBTSCMXVCIDXGHEMMBNHU3ITSDP1HPWUDCDNNNAGVICDTTTBHKHLBHINVTAGMSCYVIXDGTEVFNNTCLLHVNSPBVC6DIHCSISVNSCRUCTKSQTHNNAPATGPVDPTIKKCNasdaqDow 30 FuturesNasdaq FuturesNasdaq 100FTSE 100KOSPIShanghaiHang Seng FuturesChina A50KOSPI 200 FuturesChina A50 FuturesS&P 500CAC 40Dow 30DAXNikkei 225Hang SengVinFastDAX FuturesFTSE 100 FuturesS&P 500 FuturesUS Dollar IndexCAC 40 FuturesNikkei 225 FuturesVN30F2506VN30F2QVN30F2503VN30F1QVN30F2412VN30F1MVN30F2501VN30F2MCVPB2406CVPB2401CHPG2406CVHM2405CVNM2311CVRE2406CMSN2317CMWG2402CTCB2402CHPG2402CVNM2405CVIB2405CMSN2401CSTB2408CMWG2314CVNM2315CSTB2403CSTB2404CSHB2306CVRE2320CVHM2406CFPT2403CSTB2402CVNM2401CMBB2315CVPB2403CFPT2314CMWG2406CMWG2405CVHM2318CMBB2405CVHM2402CMSN2404CMBB2402CSTB2409CVIB2305CHPG2334CVIC2404CACB2404CMWG2401CFPT2402CVRE2401CHPG2403CVPB2315CFPT2401CSTB2333CVRE2405CMSN2403CSTB2328CVPB2319CVIB2402CHPG2407CMSN2405CMWG2403CVIB2406CVNM2402CVIC2405CPOW2315CVIC2401CVIC2402CVPB2408CVPB2402CVPB2407CVIC2314CVHM2403CVHM2407CMBB2403CSTB2407CHPG2333CHPG2339CTPB2402CVRE2402CACB2403CMBB2404CMBB2406CHPG2408CVNM2406