Fialda Web Terminal, nền tảng giao dịch chứng khoán All-in-One, social trading platform, mạng xã hội chứng khoán số 1 Việt Nam, nơi chia sẻ ý tưởng và kiến thức đầu tư chứng khoán, kết nối với cộng đồng đầu tư chứng khoán sôi động nhất Việt Nam. Fialda là công cụ hỗ trợ đầu tư chứng khoán All-in-One trên nền Web, cung cấp cơ sở dữ liệu tài chính, chứng khoán, tin tức, hồ sơ doanh nghiệp, dữ liệu giá real-time chính xác, đầy đủ và hệ thống nhất Việt Nam. Fialda cung cấp các công cụ/tính năng: bảng giá chứng khoán siêu nhanh, giao dịch chứng khoán phái sinh, lọc cổ phiếu thông minh, F-Data, FData, dữ liệu phân tích kỹ thuật, dữ liệu PTKT, cập nhật dữ liệu AmiBroker, cập nhật dữ liệu Metastock, AmiBroker Plugin, cập nhật dữ liệu Forex, Cảnh báo cổ phiếu real-time...dựa trên công nghệ 4.0 Big Data và AI
Cung cấp giải pháp truyền thông, dịch vụ thông tin tài chính, dữ liệu thị trường cho các nhà đầu tư cá nhân & tổ chức, doanh nghiệp Việt Nam và Thế Giới.
Phát triển các giải pháp giao dịch thông minh, chuyên sâu, được robot hóa dựa trên nền tảng công nghệ mới nhất AI & Big Data.
Tạo dựng một môi trường kinh doanh số, nơi tất cả mọi người đều có cơ hội phát triển sự thịnh vương cho bản thân.
Xây dựng một cộng đồng kết nối toàn bộ nhà đầu tư với chuyên viên môi giới, chuyên gia và doanh nghiệp.
Fialda Web Terminal
Fialda là Kênh thông tin chuyên sâu về các lĩnh vực kinh tế, tài chính & chứng khoán được cập nhật liên tục, chính xác và đầy đủ nhất Việt Nam áp dụng công nghệ 4.0 AI & Big Data. Tin tức và sự kiện doanh nghiệp được cập nhật liên tục. Thông tin về các giao diện cổ đông nội bộ, nhận định thị trường, phân tích chứng khoán qua lăng kính kỹ thuật, thông tin nhịp đập thị trường được cập nhật đầy đủ, liên tục và chính xác.
DIỄN BIẾN THỊ TRƯỜNG THẾ GIỚI
Giá dầu Brent giảm khi OPEC+ cân nhắc tăng sản lượng
Hợp đồng tương lai dầu Brent giảm xuống mức 61.29 USD/thùng vào thứ Sáu, ghi nhận mức giảm hàng tuần mạnh nhất kể từ tháng Ba trong bối cảnh giới đầu tư hướng sự chú ý đến cuộc họp chính sách sản lượng sắp tới của OPEC+. Liên minh này đang tranh luận liệu có nên tiếp tục tăng sản lượng hay duy trì mức hiện tại, trong khi Saudi Arabia tỏ rõ quan điểm không ủng hộ việc cắt giảm sâu hơn nữa. Thị trường vẫn nhạy cảm với những lo ngại về nhu cầu do căng thẳng thương mại Mỹ-Trung kéo dài, mặc dù gần đây có dấu hiệu cho thấy khả năng hai bên nối lại đối thoại. Một số nhà phân tích cho rằng tâm lý thị trường nhìn chung được hỗ trợ phần nào nhờ dữ liệu việc làm tích cực của Mỹ, qua đó giúp nâng đỡ thị trường chứng khoán và hạn chế đà giảm của giá dầu. Tuy nhiên, nguy cơ OPEC+ có thể gia tăng sản lượng tiếp tục gây áp lực lớn lên giá Brent. Trong khi đó, rủi ro địa chính trị vẫn hiện hữu khi Tổng thống Trump cảnh báo sẽ áp đặt lệnh trừng phạt thứ cấp lên các quốc gia mua dầu từ Iran – động thái có thể làm thắt chặt nguồn cung hơn nữa.
Phố Wall tăng mạnh sau báo cáo việc làm và căng thẳng thương mại hạ nhiệt
Phố Wall tăng mạnh vào thứ Sáu nhờ báo cáo việc làm tích cực và dấu hiệu hạ nhiệt căng thẳng thương mại Mỹ-Trung, qua đó củng cố niềm tin của nhà đầu tư. Chỉ số S&P 500 tăng gần 1.5%, đánh dấu chuỗi tăng điểm thứ chín liên tiếp – dài nhất trong hai thập kỷ. Dow Jones tăng vọt 563 điểm, cũng nối dài chuỗi tăng lên chín phiên liên tiếp, trong khi Nasdaq tăng 1.5%. Báo cáo việc làm phi nông nghiệp tháng Tư cho thấy số lượng việc làm tăng 177,000, vượt kỳ vọng và củng cố sự lạc quan về thị trường lao động bất chấp những bất ổn do thuế quan gây ra. Tâm lý thị trường cũng được hỗ trợ khi Bắc Kinh bày tỏ sẵn sàng nối lại đàm phán thương mại nếu Mỹ giảm thuế. Tuy nhiên, kết quả lợi nhuận doanh nghiệp vẫn phân hóa – cổ phiếu Apple giảm 3.7% sau khi cảnh báo tác động tiêu cực 900 triệu USD từ thuế quan, trong khi Amazon giảm nhẹ 0.1% do triển vọng thận trọng.
Chỉ số YS30 đóng cửa ở mức 105.03 điểm (+0.1%) với khối lượng giao dịch giảm 14% so với phiên giao dịch trước đó. Đồng thời, đồ thị giá tiếp tục đi ngang và biến động hẹp quanh mức hiện tại cho nên chúng tôi cho rằng tình trạng này có thể sẽ còn tiếp diễn trong những phiên giao dịch tới với mức kháng cự gần nhất là 106.45 điểm. Trong trường hợp, chỉ số YS30 vượt mức kháng cự 106.45 điểm thì xu hướng TĂNG ngắn hạn có thể rõ ràng hơn.
Chiến lược ngắn hạn (dưới 1 tháng): Xu hướng ngắn hạn của chỉ số YS30 vẫn duy trì ở mức TĂNG. Do đó, chúng tôi khuyến nghị các nhà đầu tư có thể tiếp tục nắm giữ tỷ trọng cổ phiếu ở mức cao.
Chiến lược trung hạn (từ 1 – 5 tháng): Xu hướng trung hạn của chỉ số YS30 vẫn duy trì ở mức GIẢM. Tuy nhiên, rủi ro trung hạn vẫn ở mức cao. Do đó, chúng tôi khuyến nghị các nhà đầu tư có thể tiếp tục nắm giữ tỷ trọng cổ phiếu ở mức thấp.
Hiệu ứng tháng 05 (Sell in May) có ảnh hưởng thị trường?
Thông thường tháng 05 là tháng biến động tiêu cực của thị trường và nhà đầu tư cũng giao dịch thận trọng trong giai đoạn này. Theo thống kê chỉ số S&P500 từ 1965-2023, chỉ số S&P500 thường có xác suất tăng gần 70% với mức tăng trung bình 1% trong thị trường giá lên (tức là chỉ số S&P500 trên đường trung bình 200 ngày), ngược lại chỉ số S&P500 thường có xác suất tăng 35% với mức giảm trung bình 2.5% trong thị trường giá xuống (tức là chỉ số S&P500 dưới đường trung bình 200 ngày).
Hiện nay, chỉ số S&P500 vẫn dưới đường SMA200 và cách đường SMA200 là 1.04%. Trong khi đó, các chỉ số chứng khoán châu Âu cũng đã vượt xa đường SMA200.
Tại Việt Nam, chỉ số VN-Index có xác suất tăng 46% với mức tăng trung bình 1.32% trong tháng 05 từ năm 2000-2024. Như vậy có thể thấy, thị trường cũng chịu tác động từ hiệu ứng Sell in May, nhưng còn tùy thuộc thị trường đang ở giai đoạn nào. Hiện nay, có thể thấy xu hướng trung hạn của TTCK toàn cầu đã tích cực trở lại cho nên hiệu ứng Sell in May có thể cũng giảm sự tác động như đã từng xảy ra trong quá khứ.
Cậpnhậtkếtquảkinhdoanh Quý 1/2025 – 03/05/2025 _ Đàtăngtrưởngchậmlại so vớiquý 4/2024
Vui lòng xem thêm thông tin trong báo cáo chi tiết!